Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong thực hành, ta dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ khi nào?
- A. Từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi trở lại vạch xuất phát
- B. Từ khi vật dừng lại trước vạch xuất phát
C. Từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.
- D. Từ khi vật chuyển động từ vạch đích và dừng lại trước vạch đích
Câu 2: Thông thường ta thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị gì?
- A. giá trị nhỏ nhất
- B. giá trị lớn nhất
- C. giá trị tổng cộng
D. giá trị trung bình
Câu 3: Đâu là một bước trong thực hành đo tốc độ sử dụng đồng hồ bấm giây?
A. Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
- B. Lập bảng ghi kết quả đo, lấy quãng đường và thời gian lớn nhất trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
- C. Lập bảng ghi kết quả đo, lấy quãng đường và thời gian nhỏ nhất trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
- D. Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính thời gian.
Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây được dùng để đo tốc độ
A. Tốc kế
- B. Tốc độ đo
- C. Đo độ
- D. Tốc dụng
Câu 5: Có bao nhiêu cách đo tốc độ khi dùng đồng hồ bấm giây?
A. 2 cách
- B. 3 cách
- C. 4 cách
- D. 5 cách
Câu 6: Cách đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây là?
- A. Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau.
- B. Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.
C. Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau hoặc chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.
- D. Không có cách nào kể trên.
Câu 7: Trong phòng thực hành ta thường chọn cách đo nào khi sử dụng đồng hồ bấm giây?
- A. Đo thời gian t và đo quãng đường s cùng lúc
B. Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.
- C. Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau.
- D. Chọn thời gian t trước và chọn quãng đường s trước
Câu 8: Khi đã đo và tính tốc độ của vật, bước cuối cùng của phần thực hành là?
- A. Nhận xét thời gian
- B. Nhận xét quãng đường
- C. Tính lại tốc độ
D. Nhận xét kết quả đo
Câu 9: Tốc kế trên oto, xe máy,…có tác dụng gì?
- A. Đo thời gian
B. Đo tốc độ
- C. Đo quãng đường
- D. Đo thời điểm
Câu 10: Ta có thể xác định tốc độ dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
- B. Nhiệt kế
- C. Cổng điện
- D. Quang điện
Câu 11: Trong giao thông ta sử dụng thiết bị gì để xác định tốc độ?
- A. Thiết bị máy chạy
- B. Thiết bị bắn thời gian
C. Thiết bị bắn tốc độ
- D. Thiết bị bắn quãng đường
Câu 12: Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành cần thực hiện bước nào đầu tiên?
A. Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
- B. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.
- C. Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường.
- D. Nhận xét kết quả đo.
Câu 13: Thông thường ta cần thực hiện các phép đo bao nhiêu lần trong quá trình thực hành đo tốc độ sử dụng đồng hồ bấm giây?
- A. 1 lần
- B. 2 lần
C. 3 lần
- D. Không cần đo
Câu 14: Đồng hồ bấm giây được sử dụng để đo:
- A. Tốc độ v
B. Thời gian t
- C. Quãng đường s
- D. Đo độ v
Câu 15: Sau khi thực hiện 3 phép đo, ta ghi lại những kết quả đo gì?
- A. Tốc độ và thời gian
- B. Quãng đường và tốc độ
C. Quãng đường và thời gian
- D. Không cần ghi kết quả
Câu 16: Thực hiện 3 lần các phép đo để xác định tốc độ, các phép đo này cần điều kiện gì?
- A. Đo lần thứ nhất giống lần thứ hai, lần thứ ba đo phải khác
- B. Lần đo thứ hai phải khác lần đo thứ nhất và thứ baC. Thứ tự các bước thực hiện tùy ý
D. Thứ tự và cách thực hiện giống nhau giữa các lần đo
Câu 17: Để tính được tốc độ trong khi thực hành ta cần phải biết và xác định đại lượng nào?
A. Quãng đường trung bình và thời gian trung bình
- B. Quãng đường trung bình và thời điểm trung bình
- C. Tốc độ trung bình và thời gian trung bình
- D. Tốc độ trung bình và quãng đường trung bình
Câu 18: Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là?
- A. Chuyển động
B. Tốc độ
- C. Quãng đường
- D. Thời gian
Câu 19: Phép tính nào dưới đây có thể dùng để tính tốc độ?
A. (Quãng đường đi được)/(Thời gian đi quãng đường đó)
- B. (Quãng đường đi được)/(Thời gian ở điểm đi)
- C. (Quãng đường không đi được)/(Thời gian đi quãng đường đó)
- D. (Thời gian đi quãng đường đó)/(Quãng đường đi được)
Câu 20: Tốc độ chuyển động đặc trưng cho tính chất gì của chuyển động
- A. sự lâu, chậm của chuyển động
B. sự nhanh, chậm của chuyển động
- C. sự khác biệt của chuyển động
- D. sự dài, rộng của chuyển động
Câu 21: Tốc độ chuyển động được gọi tắt là?
- A. Tốc cao
- B. Tốc chuyển
- C. Độ động
D. Tốc độ
Câu 22: Các đơn vị đo tốc độ thường dùng là?
- A. Mét trên giây
- B. Kilomet trên giờ
C. A và B
- D. Tốc độ không có đơn vị
Câu 23: Các đơn vị đo độ dài thường dùng là?
- A. Kilomet trên giờ
B. Mét (m) và kilômét (km)
- C. số không
- D. Độ dài không có đơn vị
Câu 24: Đâu không phải đơn vị đo thời gian thường dùng là?
A. Inch
- B. Giờ
- C. Giây
- D. Phút
Câu 25: Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường?
- A. là một số nguyên
B. thay đổi
- C. không thay đổi
- D. là một số âm
Câu 26: Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại lượng v=s/t còn được gọi một cách đầy đủ là?
- A. Tốc độ trung bình của quãng đường
- B. Tốc độ trung bình của thời gian
C. Tốc độ trung bình của chuyển động
- D. Tốc độ
Bình luận