Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn đáp án đúng. Sự hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn
- A. Nguyên tử natri (Na) nhường một electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar.
- B. Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne.
C. Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu.
- D. Hai ion được tạo thành hút nhau để hình thành mạng tinh thể trong tinh thể muối ăn.
Câu 2: Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron để trở thành
- A. Ion âm.
B. Ion dương.
- C. Khí hiếm.
- D. Chất trơ.
Câu 3: Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử phi kim nhận electron để trở thành
- A. Ion dương.
- B. Chất tinh khiết.
- C. Khí hiếm.
D. Ion âm.
Câu 4: Nguyên tử của các nguyên tố khác có thể đạt được lớp electron ngoài cùng của khí hiếm bằng cách
- A. Tạo thành các chất khí.
- B. Tạo thành hỗn hợp.
C. Tạo thành liên kết hóa học.
- D. Tạo thành mạng tinh thể.
Câu 5: Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm chứa
A. 8 electron (trừ He chứa 2 electron).
- B. 10 electron (trừ He chứa 2 electron).
- C. 8 electron (trừ Ne chứa 2 electron).
- D. 10 electron (trừ Ne chứa 2 electron).
Câu 6: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi
A. Lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- B. Lực hút giữa các ion mang điện tích cùng dấu.
- C. Lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- D. Lực đẩy giữa các ion mang điện tích cùng dấu.
Câu 7: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng
- A. Lực hút tĩnh điện.
B. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
- C. Một cặp electron dùng chung.
- D. Lực hút giữa các proton.
Câu 8: Chất cộng hóa trị là
- A. Các chất chứa ít nhất một liên kết cộng hóa trị.
B. Các chất chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
- C. Các chất có cấu trúc mạng tinh thể.
- D. Các chất hydrogen, carbon dioxide, oxygen,...
Câu 9: Đâu là phát biểu đúng về sự hình thành phân tử oxygen?
- A. Mỗi nguyên tử O có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành hai cặp electron dùng chung.
- C. Hai nguyên tử O liên kết với nhau để có cấu trúc bền vững của khí hiếm He.
- D. Oxygen là chất lỏng.
Câu 10: Chọn đáp án sai. Sự hình thành phân tử nước
A. Trong phân tử nước có ba cặp electron dùng chung.
- B. Phân tử nước được hình thành bởi hai nguyên tử O, một nguyên tử H.
- C. Hai nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử O bằng cách nguyên tử O góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.
- D. Nước tồn tại được ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí.
Câu 11: Nguyên tử thuộc nguyên tố Na có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử thuộc nguyên tố Na phải nhường đi bao nhiêu electron
- A. 4
B. 1.
- C. 3.
- D. 7.
Câu 12: Đâu không phải tính chất của Helium?
- A. Helium nhẹ hơn không khí.
- B. Helium là khí trơ, rất khó cháy hay nổ.
- C. Helium là chất khí khá hiếm trên Trái đất.
D. Helium là chất khí dễ cháy nổ.
Câu 13: Nguyên tử thuộc nguyên tố H có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử thuộc nguyên tố H phải nhận bao nhiêu electron
- A. 7.
- B. 3.
C. 1.
- D. 9.
Câu 14: Nguyên tử thuộc nguyên tố Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử thuộc nguyên tố Cl phải nhận bao nhiêu electron
- A. 3.
B. 1.
- C. 2.
- D. 4.
Câu 15: Chọn đáp án sai
- A. Ion là phần tử mang điện.
- B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
- C. Trừ khí hiếm, nguyên tử các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học.
D. Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm đều chứa 8 electron.
Câu 16: Trong phân tử KCl, nguyên tử K và nguyên tử Cl liên kết với nhau bằng liên kết
A. Ion.
- B. Cộng hóa trị.
- C. Kim loại.
- D. Phi kim.
Câu 17: Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc
- A. Tăng dần bán kính nguyên tử.
- B. Tăng dần điện tích hạt nhân.
C. Tăng dần khối lượng nguyên tử.
- D. Tăng dần độ âm điện.
Câu 18: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được xây dựng theo mấy nguyên tắc dưới đây?
- Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
- Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.
- Các nguyên tố trong cùng hàng có cùng số lượng electron ở lớp electron ngoài cùng.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 19: Chọn đáp án đúng
A. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
- B. Bảng tuần hoàn gồm 114 nguyên tố hóa học.
- C. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
- D. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
Câu 20: Ô nguyên tố cho biết
- A. Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, tính chất hóa học.
- B. Số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử, phần trăm trong tự nhiên.
- C. Tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử, số neutron trong hạt nhân nguyên tử.
D. Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử.
Câu 21: Chọn đáp án sai. Số hiệu nguyên tử bằng
A. Khối lượng nguyên tử.
- B. Số đơn vị điện tích hạt nhân.
- C. Số electron trong nguyên tử.
- D. Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Câu 22: Chu kì là
- A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ phải qua trái.
B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái qua phải.
- C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần từ trái qua phải.
- D. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng, được xếp theo chiều khối lượng tăng dần từ trái qua phải.
Câu 23: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng
- A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
- B. Số electron lớp trong cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
C. Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
- D. Số dư của phép chia số electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó cho 8.
Câu 24: Chọn đáp án sai
- A. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tố He).
B. Các nguyên tố nhóm IA là các khí hiếm.
- C. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân của các nguyên tố tăng dần.
- D. Các nguyên tố nhóm VIIA là các phi kim điển hình.
Câu 25: Chọn đáp án sai
- A. Trong số 118 nguyên tố hóa học đã biết, có chưa đến 20 nguyên tố là phi kim.
B. Các nguyên tố phi kim chỉ tồn tại ở thể lỏng hoặc khí.
- C. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố phi kim chủ yếu ở góc bên phải của bảng, được thể hiện bằng màu hồng.
- D. Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA là phi kim.
Bình luận