Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 cuối học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cách làm nào dưới đây khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm là đúng?

  • A. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 30°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
  • B. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 90°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
  • C. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°, hướng miệng ống nghiệm về phía người khác.
  • D. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

Câu 2: Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt cháy gas tỏa nhiều nhiệt, phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh.

Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?

  • A. Tiếp xúc với oxygen.                                              
  • B. Có chất xúc tác.
  • C. Có tia lửa khơi mào.                                              
  • D. Tiếp xúc với không khí.

Câu 3: Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan đó được gọi là dung dịch:

  • A. bão hòa. 
  • B. chưa bão hòa. 
  • C. huyền phù. 
  • D. nhũ tương.

Câu 4: Cho phương trình hóa học nhiệt phân muối calcium carbonate:

$CaCO_{3}\overset{t^{o}}{\rightarrow}CaO+CO_{2}$

Số mol CaCO$_{3}$ cần dùng để điều chế được 0,2 mol CaO là

  • A. 0,2 mol. 
  • B. 0,3 mol. 
  • C. 0,4 mol. 
  • D. 0,1 mol.

Câu 5: Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

  • A. $C\%=\frac{m_{ct}}{m_{H_{2}O}}.100\%$
  • B. $C\%=\frac{m_{dd}}{m_{ct}}.100\%$
  • C. $C\%=\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%$
  • D. $ C\%=\frac{m_{H_{2}O}}{m_{ct}}.100\%$

Câu 6: Quá trình nung vôi gồm các giai đoạn như sau:

(1) Than đá được đốt cháy bởi không khí để cung cấp nhiệt.

(2) Ở nhiệt độ cao, đá vôi phân huỷ thành vôi sống và khí carbon dioxide.

(3) Khí carbon dioxide bay ra và khuếch tán vào khí quyển.

(4) Nhiệt lượng lò vôi toả ra làm nóng môi trường xung quanh.

Các quá trình nào xảy ra sự biến đổi hoá học?

  • A. (1), (2).
  • B. (1), (3).
  • C. (1), (2), (3).
  • D. (2), (3), (4).

Câu 7: Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?

  • A. Cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.
  • B. Cung cấp năng lượng cho động cơ điện.
  • C. Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng,... 
  • D. Cung cấp năng lượng trong việc vận hành máy móc, phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu thuỷ,...

Câu 8: Điền vào chỗ trống: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm … tổng khối lượng của các chất phản ứng.”

  • A. lớn hơn 
  • B. nhỏ hơn 
  • C. bằng 
  • D. nhỏ hơn hoặc bằng

Câu 9: Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1982 gam nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết.

Phần trăm khối lượng muối ăn trong nước muối là

  • A. 1,8%.                                
  • B. 3,6%.                                
  • C. 0,9%.                                
  • D. 2,7%.

Câu 10: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?

  • A. Khí hydrogen cháy.
  • B. Gỗ bị cháy.
  • C. Sắt nóng chảy.
  • D. Sắt (iron) bị gỉ.

Câu 11: Rót 300 ml nước vào bình có chứa sẵn 200 ml sodium chloride 0,50 M và lắc đều, thu được dung dịch sodium chloride mới. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

  • A. 0,05 M.                   
  • B. 0,10 M.                   
  • C. 0,20 M.                   
  • D. 0,30 M.

Câu 12: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

  • A. Lập phương trình hóa học gồm có 3 bước cơ bản.
  • B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
  • C. Sơ đồ phản ứng chính là phương trình hóa học.
  • D. Ý nghĩa của phương trình hóa học cho biết lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như giữa từng cặp chất trong phản ứng.

Câu 13: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?

  • A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.
  • B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
  • C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.
  • D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

Câu 14: Cho các quá trình sau:

(1) Sắt (iron) được cắt nhỏ và tán thành đinh.

(2) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.

(3) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.

(4) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

(5) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.

Số quá trình xảy ra biến đổi hóa học là

  • A. 4. 
  • B. 3. 
  • C. 2. 
  • D. 1.

Câu 15: Tiến hành thí nghiệm sau:

Bước 1: Cân cốc đựng dung dịch hydrochloric acid, thu được khối lượng là 160,00 gam.

Bước 2: Cho 4,00 gam calcium carbonate vào cốc. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ phản ứng sau:

CaCO$_{3}$ + HCl → CaCl$_{2}$ + CO$_{2}$ + H$_{2}$O

Sau bước 2, khi calcium carbonate tan hết trong dung dịch hydrochloric acid, khối lượng của cốc hiển thị trên cân là 162,24 gam. Khối lượng khí carbon dioxide bay ra là

  • A. 2,24 gam.                   
  • B. 4,00 gam.                   
  • C. 1,76 gam.                   
  • D. 2,00 gam.

Câu 16: Một nhà máy dự tính sản xuất 100 tấn NH$_{3}$ từ N$_{2}$ và H$_{2}$ trong điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, khi đưa vào quy trình sản xuất thực tế chỉ thu được 25 tấn NH$_{3}$. Hiệu suất của phản ứng sản xuất NH3 nói trên là

  • A. 4,0%. 
  • B. 25,0%. 
  • C. 40%. 
  • D. 2,5 %.

Câu 17: Nếu đốt 12,0 gam carbon trong khí oxygen dư thu được 39,6 gam CO$_{2}$ thì hiệu suất phản ứng là

  • A. 90%. 
  • B. 80%. 
  • C. 95%. 
  • D. 85%.

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, khí O2 được điều chế từ phản ứng nhiệt phân potassium permanganate (KMnO$_{4}$): 2KMnO$_{4}$ → K$_{2}$MnO$_{4}$ + MnO$_{2}$ + O$_{2}$↑

Đem nhiệt phân hoàn toàn 7,9 gam potassium permanganate thu được khối lượng khí O$_{2}$ là

  • A. 0,2 gam.                  
  • B. 1,6 gam.                  
  • C. 0,4 gam.                  
  • D. 0,8 gam.

Câu 19: Cho hỗn hợp X (chứa 2,3 gam natri và 1,95 gam kali) tác dụng hết với nước, thu được khí hidrogen và dung dịch chứa NaOH và KOH. Thể tích khí hiđro thu được (đkc) là

  • A. 3,7185 lít. 
  • B. 1,85925 lít. 
  • C. 1,7353 lít. 
  • D. 2,6848 lít.

Câu 20: Vôi tôi (Ca(OH)$_{2}$) thu được khi cho vôi sống (CaO) tác dụng với nước, phản ứng này gọi là tôi vôi. Ca(OH)$_{2}$ là một chất rắn tinh thể không màu hoặc dạng bột trắng.

Thả một viên vôi sống vào cốc thuỷ tinh lớn đựng nước, vôi sống tan ra và cốc nước nóng lên rất nhanh, tạo ra một dung dịch trong suốt không màu, gọi là nước vôi trong. Nếu lượng vôi sống nhiều, cốc nước sẽ sôi lên và tạo ra chất lỏng đục trắng, gọi là sữa vôi. Trong sữa vôi có các hạt calcium hydroxide nhỏ mịn chưa tan hết, lơ lửng trong nước ở dạng huyền phù.

Nếu khối lượng vôi sống là 6,72 g, khối lượng nước phản ứng là 2,16 g thì khối lượng vôi tôi thu được là

  • A. 8,88 g.     
  • B. 4,56 g.
  • C. 10,00 g.     
  • D. 4,44g.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác