Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các dung dịch acid sau có cùng nồng độ 0,1 M, dung dịch nào có pH cao nhất?

  • A. HF.                            
  • B. HCl.                           
  • C. HBr.                          
  • D. HI.

Câu 2: Phân tử nitrogen có cấu tạo là

  • A. N=N                       
  • B. N≡N                       
  • C. N-N                        
  • D. N⟶N

Câu 3: Với một phản ứng thuận nghịch bất kì tại trạng thái cân bằng, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch
  • B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi
  • C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm
  • D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra

Câu 4: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO$_{3}$?

  • A. Al, Cu.
  • B. Au, Pt.          
  • C. Mg, Au.
  • D. Ag, Pt.

Câu 5: Ứng dụng của nitric acid là

  • A. Bảo quản thực phẩm
  • B. Làm chất làm lạnh
  • C. Kích thích trái cây nhanh chín
  • D. Chế tạo thuốc nổ

Câu 6: Phú dưỡng là hiện tượng

  • A. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
  • B. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
  • C. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
  • D. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng

Câu 7: Khi nói về muối ammonium, phát biểu không đúng là

  • A. Muối ammonium dễ tan trong nước.                     
  • B. Muối ammonium trong nước là chất điện li mạnh.
  • C. Muối ammonium kém bền với nhiệt.                    
  • D. Dung dịch muối ammonium có tính base.

Câu 8: Theo thuyết Bronsted – Lowry, dãy chất nào sau đây là acid?

  • A. Fe$^{2+}$, HCl, $PO_{4}^{3-}$ 
  • B. $CO_{3}^{2-},SO_{3}^{2-},PO_{4}^{3-}$
  • C. Na$^{+}$, H$^{+}$, Al$^{3+}$
  • D. Fe$^{3+}$, Ag$^{+}$, H$_{2}$CO$_{3}$

Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

  • A. Mg + 2HCl → MgCl$_{2}$ + H$_{2}$.
  • B. 2SO$_{2}$ + O$_{2}$ ⇌ 2SO$_{3}$.
  • C. C$_{2}$H$_{5}$OH + 3O$_{2}$ $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2CO$_{2}$ + 3H$_{2}$O.
  • D. 2KClO$_{3}$ $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2KCl + 3O$_{2}$.

Câu 10: Ở nhiệt độ thường, nitrogen kém hoạt động hóa học là do

  • A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ 
  • B. nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm
  • C. phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền
  • D. phân tử nitrogen không phân cực

Câu 11: Nitric acid tinh khiết

  • A. Là chất lỏng màu vàng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  • B. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  • C. Là chất lỏng màu lục nhạt, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  • D. Là chất lỏng nâu đỏ, bốc khói mạnh trong không khí

Câu 12: Ammonia tan nhiều trong nước do

  • A. NH$_{3}$ nhẹ hơn không khí
  • B. NH$_{3}$ là phân tử không phân cực
  • C. Phân tử NH$_{3}$ phân cực, có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước
  • D. NH$_{3}$ tồn tại ở trạng thái khí

Câu 13: Phản ứng nào sau đây nitrogen thể hiện tính khử?

  • A. N$_{2}$ + O$_{2}$ ⟶ 2NO                
  • B. N$_{2}$ + 3H$_{2}$ ⇄ NH$_{3}$
  • C. N$_{2}$ + 6Li ⟶ 2Li$_{3}$N             
  • D. N$_{2}$ + 3Ca ⟶ Ca$_{3}$N$_{2}$

Câu 14: Thêm nước vào 10 mL dung dịch NaOH 1,0 mol/L, thu được 1000 mL dung dịch A. Dung dịch A có pH thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?

  • A. pH giảm đi 2 đơn vị.
  • B. pH giảm đi 1 đơn vị.
  • C. pH tăng 2 đơn vị.
  • D. pH tăng gấp đôi.

Câu 15: Một dung dịch có pH = 11,7. Nồng độ ion H$^{+}$ của dung dịch là

  • A. 2,3M                       
  • B. 11,7M                     
  • C. 5,0.10$^{-3}$M                
  • D. 2,0.10$^{-12}$M

Câu 16: Cho các nhận định sau về tính chất hóa học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu; (3) có tính oxi hóa mạnh; (4) có tính khử mạnh.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.                                 
  • B. 2.                            
  • C. 3.                            
  • D. 4.

Câu 17: Cho phản ứng hoá học sau: PCl$_{3}$ (g) + Cl$_{2}$ ⇌ PCl$_{5}$ (g)

Ở T °C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [PCl$_{5}$] = 0,059 mol/L; [PCl$_{3}$] = [Cl$_{2}$] = 0,035 mol/L.

Hằng số cân bằng (K$_{C}$) của phản ứng tại T °C là

  • A. 1,68.                      
  • B. 48,16.                      
  • C. 0,02.                      
  • D. 16,95.

Câu 18: Cho các phát biểu về nitrogen như sau:

(a) Trong hợp chất, các số oxi hóa thường gặp của nguyên tử nitrogen là -3, 0, +4, +5.

(b) Khí nitrogen kém hoạt động hóa học ở nhiệt độ thường.

(c) Nitrogen là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao.

(d) Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

(e) Nitrogen là chất khí, không màu, tan ít trong nước.

Số phát biểu đúng là

  • A. 3.                            
  • B. 2.                            
  • C. 5.                            
  • D. 4.

Câu 19: Cho phương trình sau: Fe + HNO$_{3}$ → Fe(NO$_{3}$)$_{3}$ + NO$_{2}$ + H$_{2}$O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là

  • A. 10                           
  • B. 12                           
  • C. 14                           
  • D. 16

Câu 20: Cho nhiệt tạo thành chuẩn của SO$_{2}$ (g) và SO$_{3}$ (g) lần lượt là −296,8 kJ/mol và −395,7 kJ/mol. 

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2SO$_{2}$ + O$_{2}$ ⇌ 2SO$_{3}$ là

  • A. −98,9 kJ.                  
  • B. −197,8 kJ.                  
  • C. 98,9 kJ.                  
  • D. 197,8 kJ.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác