Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1 ( Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sông ngòi ở nước ta có tổng lượng nước lớn khoảng

  • A. 893 tỉ m3/năm.
  • B. 938 tỉ m3/năm.
  • C. 839 tỉ m3/năm.
  • D. 983 tỉ m3/năm.

Câu 2: Tổng lượng phù sa của nước ta là khoảng

  • A. 230 triệu tấn/năm.
  • B. 220 triệu tấn/năm.
  • C. 210 triệu tấn/năm.
  • D. 200 triệu tấn/năm.

Câu 3: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng nào dưới đây?

  • A. Tháng 7.
  • B. Tháng 8.
  • C. Tháng 9.
  • D. Tháng10.  

Câu 4: Đoạn sông Hồng chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài là

  • A. 126km.
  • B. 300km.
  • C. 205km.
  • D. 556km. 

Câu 5: Vào mùa đông, nhân tố nào sau đây gây mưa cho Duyên hải miền Trung?

  • A. Địa hình.
  • B. Frông.
  • C. Dòng biển.
  • D. Tín phong.

Câu 6: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây?

  • A. Từ tháng 4 đến tháng 10.
  • B. Từ tháng 5 đến tháng 10.
  • C. Từ tháng 4 đến tháng 11.
  • D. Từ tháng 5 đến tháng 11.

Câu 7: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?

  • A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
  • B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
  • C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • D. Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.

Câu 8: Vùng khí hậu nào dưới đây có mùa mưa lệch về thu đông?

  • A. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
  • B. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
  • C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
  • D. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.

Câu 9: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

  • A. Thềm lục địa phía Đông Nam.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Vùng biển Trung Bộ, các đảo.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 10: Than phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 11: Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là

  • A. đồi núi cao.
  • B. đồi núi thấp.
  • C. đồng bằng.
  • D. cao nguyên.

Câu 12: Đai nhiệt đới gió mùa có loại đất chủ yếu nào sau đây?

  • A. Phù sa.
  • B. Feralit.
  • C. Mùn thô.
  • D. Cát biển.

Câu 13: Ở vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn vùng Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy núi nào sau đây?

  • A. Ngân Sơn.
  • B. Pu Đen Đinh.
  • C. Đông Triều.
  • D. Hoàng Liên Sơn. 

Câu 14: Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?

  • A. Nhiều thủy sản có giá trị, giàu muối.
  • B. Có nhiều vũng và vịnh biển nước sâu.
  • C. Giàu tài nguyên dầu khí và thủy triều.
  • D. Nhiều bãi tắm, đảo có phong cảnh đẹp.

Câu 15: Ở nước ta hiện nay, đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất?

  • A. Phú Quý.
  • B. Côn Đảo.
  • C. Cái Bầu.
  • D. Phú Quốc.

Câu 16: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?

  • A. Trung sinh.
  • B. Tiền Cambri.
  • C. Cổ sinh.
  • D. Tân kiến tạo.

Câu 17: Ở nước ta, đồng bằng chiếm

  • A. 2/3 diện tích đất liền.
  • B. 1/2 diện tích đất liền.
  • C. 3/4 diện tích đất liền.
  • D. 1/4 diện tích đất liền.

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?

  • A. Là vùng đồi núi thấp, độ cao phổ biến dưới 1000m.
  • B. Địa hình cao nhất nước ta, các cao nguyên hiểm trở.
  • C. Ít núi trên 2000m, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.
  • D. Chủ yếu là núi, cao nguyên và có hướng vòng cung.

Câu 19: “Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng” là đặc điểm của vùng đồi núi nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Trường Sơn Bắc.
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 20: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng

  • A. 15000 km2.
  • B. 25000 km2.
  • C. 35000 km2.
  • D. 40000 km2.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác