Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 kết nối tri thức cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Nhằm mục đích phát triển bền vững trong công nghiệp năng lượng, Hoa Kì tập trung phát triển

  • A. điện địa nhiệt.
  • B. điện nguyên tử.
  • C. thủy điện.
  • D. nhiệt điện.

Câu 2:  Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính, Hoa Kì chú ý biện pháp

  • A. phát triển kĩ thuật sản xuất truyền thống.
  • B. hiện đại hoá máy móc, thiết bị và kĩ thuật.
  • C. sử dụng các năng lượng không tái tạo.
  • D. phân bố lại các xí nghiệp sản xuất.

Câu 3: Hiện nay, dân số Hoa Kì đứng thứ mấy trên thế giới?

  • A. 2.
  • B. 6.
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 4: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Thấp và tăng
  • B. Thấp và giảm.
  • C. Cao và tăng.
  • D. Cao và giảm.

Câu 5: Hoa Kì có cơ cấu dân số

  • A. trẻ.
  • B. già.
  • C. vàng.
  • D. già hóa.

Câu 6: Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có ngành trồng trọt phát triển nhất?

  • A. I-xra-en.
  • B. I-rắc.
  • C. Li-băng.
  • D. I-ran.

Câu 7: Các sản phẩm trồng trọt chính ở khu vực Tây Nam Á là:

  • A. Cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ô-liu,...), cây ăn quả,...
  • B. Cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ô-liu,...), cây ăn quả,..., cây cao su
  • C. Cây lương thực (lúa gạo, lúa mì)
  • D. Cây ăn quả

Câu 8: Hình thức chăn nuôi chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là

  • A. chăn thả.
  • B. bán công nghiệp.
  • C. công nghiệp.
  • D. chuồng trại.

Câu 9: Hình thức chăn nuôi chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á nhìn chung được đánh giá như thế nào?

  • A. Phát triển cao
  • B. Không phát triển
  • C. Kém phát triển
  • D. Ứng dụng nhiều công nghệ vào chăn nuôi

Câu 10: Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

  • A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.
  • B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.
  • C. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
  • D. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

Câu 11:  Khu vực Tây Nam Á bao nhiêu phần tram trữ lượng dầu mỏ và trữ lượng khí tự nhiên của thế giới?

  • A. 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên
  • B. 70% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên
  • C. 55% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 80% trữ lượng khí tự nhiên
  • D. 30% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 70% trữ lượng khí tự nhiên

Câu 12: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Ven biển Đỏ.
  • B. Ven biển Ca-xpi.
  • C. Ven vịnh Péc-xich.
  • D. Ven Địa Trung Hải.

Câu 13:  Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

  • A. Á - Âu - Mĩ.
  • B. Âu - Á - Úc.
  • C. Âu - Á - Phi.
  •  D. Á - Mĩ - Phi.

Câu 14:  Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là

  • A. than đá và crôm.
  • B. đồng và phốt phát.
  • C. dầu mỏ và khí tự nhiên.
  • D. khí tự nhiên và sắt.

Câu 15: Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các quốc gia sau đây?

  • A. Cam-pu-chia.
  • B. Lào.
  • C. Việt Nam.
  • D. Mi-an-ma.

Câu 16: Các quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

  • A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  • B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  • C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Xin-ga-po.
  • D. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Câu 17: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

  • A. giải quyết sự khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ từng nước.
  • B. phát triển kinh tế, giáo dục và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên.
  • C. xây dựng ASEAN thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.
  • D. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 18: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đích chủ yếu nào sau đây?

  • A. Đa dạng hóa các mặt về đời sống xã hội.
  • B. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.
  • C. Phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
  • D. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực.

Câu 19: Cho đến năm 2020, quốc gia nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

  • A. Đông Ti-mo.
  • B. Lào.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Bru-nây.

Câu 20: Các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống (lâu đời) của Hoa Kì hiện nay chủ yếu tập trung ở vùng

  • A. Đông Nam.
  • B. Đông Bắc.
  • C. ven Thái Bình Dương.
  • D. ven vịnh Mê-hi-cô.

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác