Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 kết nối tri cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Dân số đông và tăng nhanh.
  • B. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
  • C. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
  • D. Chênh lệch giàu nghèo sâu sắc.

Câu 2:  Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á do

  • A. sự tranh giành đất đai và nguồn nước ngọt.
  • B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.
  • C. xung đột dai dẳng các tộc người, tôn giáo.
  • D. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.

Câu 3: Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?

  • A. Cô-oét.
  • B. Ả-rập Xê-út.
  • C. I-ran.
  • D. I-rắc.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội, môi trường đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

  • A. Sự đa dạng tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
  • B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
  • C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
  • D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi nước.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

  • A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất, có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
  • B. Tích cực tham gia các hoạt động của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN.
  • C. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN hơn 50% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.
  • D. Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều và tăng nhanh.

Câu 6: Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

  • A. Kinh tế và văn hóa.
  • B. Trật tự - an toàn xã hội.
  • C. Khoa học - công nghệ.
  • D. Tất cả các lĩnh vực.

Câu 7: Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước dưới đây?

  • A. Thái Lan
  • B. Việt Nam.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Xin-ga-po.

Câu 8: Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

  • A. ôn đới.
  • B. cận nhiệt.
  • C. nhiệt đới.
  • D. hàn đới.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?

  • A. Nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới và ngày càng hiện đại hoá.
  • B. Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
  • C. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước.
  • D. Sản xuất theo hướng đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng với nông nghiệp của Hoa Kì?

  • A. Hình thức tổ chức sản xuất là hộ gia đình.
  • B. Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
  • C. Nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh.
  • D. Các vành đai chuyên canh phát triển mạnh.

Câu 11: Thành phố nào dưới đây đông dân nhất ở Hoa Kì?

  • A. Lốt An-giơ-lét.
  • B. Bôxtơn.
  • C. Niu Iooc.
  • D. Xan phanxcô

Câu 12:  Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho

  • A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.
  • B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
  • C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.
  • D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.

Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?

  • A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.
  • B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.
  • C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.
  • D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

Câu 14:  Ngành công nghiệp then chốt của một số quốc gia ở khu vực Tây Nam Á là

  • A. khai khoáng và luyện kim đen.
  • B. chế biến lương thực thực phẩm.
  • C. khai thác và chế biến dầu khí.
  • D. sản xuất ô tô và công nghiệp dệt.

Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu vực Tây Nam Á?

  • A. Còn nhiều bất ổn, xung đột biên giới.
  • B. Có vị trí địa lí mang tính chiến lược.
  • C. Tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp.
  • D. Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu khí.

Câu 16: Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

  • A. lúa nước.
  • B. hồ tiêu.
  • C. cà phê.
  • D. cao su.

Câu 17: Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

  • A. phát triển các ngành công nghiệp hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.
  • B. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa.
  • C. phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại.
  • D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống và các làng nghề cổ truyền.

Câu 18: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

  • A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
  • B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
  • C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
  • D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía, dừa.

Câu 19: Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

  • A. Trồng lúa nước.
  • B. Trồng cây ăn quả.
  • C. Chăn nuôi gia súc.
  • D. Đánh bắt thủy sản.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Hoa Kì?

  • A. Nền nông nghiệp hàng hoá phát triển từ sớm.
  • B. Tỉ trọng sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng.
  • C. Đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ.
  • D. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất thứ yếu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác