Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 cánh diều học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện sự biết ơn?
- A. Quên ơn những người đã giúp đỡ mình.
B. Tham gia dọn dẹp, thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ.
- C. Không cần quan tâm đến người khác.
- D. Chỉ quan tâm đến gia đình mình.
Câu 2: Khó khăn là gì?
- A. Những điều dễ dàng ta có thể làm được ngay.
B. Những trở ngại, thách thức khiến ta phải cố gắng để vượt qua.
- C. Những điều không liên quan đến bản thân mình.
- D. Những việc mà ai cũng có thể làm được.
Câu 3: Hành động nào thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt?
- A. Cười nhạo bạn khi bạn không biết làm bài tập.
B. Lắng nghe và chia sẻ ý kiến với bạn dù bạn có suy nghĩ khác mình.
- C. Tranh cãi gay gắt khi ý kiến của bạn không được đồng tình.
- D. Không chơi với những bạn có sở thích khác mình.
Câu 4: Người có công với quê hương đất nước là:
- A. Người điều hành một công ty.
- B. Những người nổi tiếng..
- C. Ca sĩ, diễn viên.
D. Anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Câu 5: Theo em, vì sao cần tổ chức các hoạt động kỉ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7?
A. Để tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh – những người có công với quê hương, đất nước. Đồng thời, nhắc nhớ chúng ta về trách nhiệm phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.
- B. Để thể hiện chúng ta là người biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- C. Vì đó là trách nhiệm của Nhà nước và những người lớn tuổi.
- D. Vì đó là những người có đóng góp thầm lặng, mang lại hòa bình cho chúng ta.
Câu 6: Giờ ra chơi, Nghị lấy bút vẽ rồi tô màu thêm râu, tóc vào một bức ảnh danh nhân trong sách giáo khoa. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ thông báo với giáo viên để trong giờ sinh hoạt lớp giáo viên phê bình hành vi của bạn.
B. Em sẽ nhắc nhở bạn đó là hành vi thiếu tôn trọng với người có công vì vậy bạn nên tẩy đi và không tiếp diễn hành vi đó nữa.
- C. Em phê bình hành vi của bạn ngày khi nhìn thấy bạn vẽ để bạn nhanh chóng thấy hành vi của mình là không phù hợp.
- D. Em sẽ thông báo với giáo viên để giáo viên kiểm tra sách của bạn.
Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước là:
- A. Khôn ba năm, dại một giờ.
B. Nước có nguồn, cây có gốc.
- C. Thương cho roi cho vọt.
- D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Câu 8: Tôn trọng sự khác biệt là gì?
- A. Là tôn trọng sở thích cá nhân của mình.
- B. Là không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
C. Là khi bạn biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
- D. Là lắng nghe những điều mà bản thân thấy đúng.
Câu 9: Đâu không phải là biểu hiện tôn trọng sự khác biệt?
- A. Biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
- B. Không có sự phân biệt đối xử với ai.
- C. Cư xử lễ độ với tất cả mọi người.
D. Chỉ tôn trọng ý kiến của người thân.
Câu 10: Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói đến điều gì ?
A. Lòng tôn trọng đối với thầy, cô giáo.
- B. Lòng trung thành đối với thầy, cô giáo.
- C. Lòng tự trọng đối với thầy, cô giáo.
- D. Lòng vị tha đối với thầy, cô giáo.
Câu 11: Vì sao phải vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
- A. Vì nó giúp mọi người có tính đoàn kết hơn.
B. Vì nó giúp bản thân tiến bộ hơn.
- C. Vì nó giúp xã hội không phân biệt giàu nghèo.
- D. Vì nó giúp người với người gần nhau hơn.
Câu 12: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về vượt khó trong học tập và cuộc sống?
- A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- B. Nước chảy đá mòn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- D. Có chí làm quan, có gan làm giàu.
Câu 13: Lan có cơ thể mập mạp nên khi các gọi bạn gọi vào đội múa, bạn sợ mình làm xấu đội hình. Thấy vậy, Hoa nói “Đừng lo! Cậu có thể múa đẹp hơn bọn tớ rất nhiều.” Câu nói của Hoa thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện sự tôn trọng, nhìn nhận mặt tích cực của sự khác biệt mà bạn có.
B. Thể hiện sự đồng cảm, trân trọng những đóng góp của bạn cho đội.
- C. Thể hiện sự nhiệt tình, chân thành trong tình bạn.
- D. Thể hiện sự quan tâm, sẻ chia những khó khăn với bạn.
Câu 14: Câu thơ dưới đây do ai viết?
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- D. Nhà thơ Tố Hữu.
Câu 15: Theo em, cần thể hiện thái độ như thế nào với những tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống?
A. Trân trọng, ngưỡng mộ, học tập theo.
- B. Bác bỏ, phê phán, chê trách.
- C. Mặc kệ, không quan tâm.
- D. Lắng nghe, thông cảm.
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Nguyễn Ngọc Ký?
- A. Bị liệt cả hai tay từ nhỏ.
- B. Dùng chân để viết chữ.
- C. Là người có tính kiên trì.
D. Là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
- A. Ăn cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
- B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- C. Một câu nhịn, chín câu lành.
D. Có chí thì nên.
Câu 18: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt ta cần:
- A. Nghe theo ý kiến của số đông.
- B. Đưa ra ý kiến chủ quan.
- C. Không quan tâm đến vấn đề của người khác.
D. Nhận thức đúng đắt sự vật, sự việc.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Là ủng hộ, bênh vực thái độ, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- B. Góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.
C. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không thể bảo vệ được cái đúng, cái tốt ở xung quanh.
- D. Giúp đem lại cuộc sống an toàn, lành mạnh.
Câu 20: Đâu là câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- B. Ăn cháo đá bát.
C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
- D. Ăn cho thật, nói cho thà.
Câu 21: Từ đồng nghĩa với từ cái đúng, cái tốt là từ nào?
- A. Việc thiện.
- B. Tự nguyện.
C. Lẽ phải.
- D. Thiện nguyện.
Câu 22: A-sen là chất gì?
- A. Là chất gây ra bệnh tim mạch.
- B. Là chất gây ra bệnh đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
C. Là chất gây ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi.
- D. Là chất gây ra các bệnh như đau mắt, tiêu chảy, ung thư,…
Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ô nhiễm không khí?
- A. Gây ra các bệnh đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- B. Là một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người.
- C. Gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu.
D. Làm con người phải tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm mỗi ngày.
Câu 24: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
- A. Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận nên con người không cần sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
B. Môi trường là nơi cung cấp mọi thứ cho cuộc sống con người.
- C. Chúng ta cần dùng điện, chất nổ để đánh bắt cá.
- D. Chúng ta không cần phải bảo vệ môi trường nước.
Câu 25: Đâu là ngày Môi trường Thế giới?
A. Ngày 5 tháng 6.
- B. Ngày 7 tháng 6.
- C. Ngày 8 tháng 6.
- D. Ngày 9 tháng 6.
Bình luận