Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao chúng ta cần biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?

  • A. Vì họ đã đóng góp, hy sinh để quê hương, đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
  • B. Vì họ là người thân trong gia đình.
  • C. Vì ai cũng cần được tôn trọng.
  • D. Vì họ làm việc tốt hơn mình.

Câu 2: Hành động nào sau đây giúp em vượt qua khó khăn?

  • A. Không bao giờ chịu thử thách.
  • B. Luôn tìm kiếm giải pháp và học hỏi từ thất bại.
  • C. So sánh bản thân với người khác rồi từ bỏ.
  • D. Trách móc người khác khi gặp khó khăn.

Câu 3: Việc làm nào sau đây bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Làm ngơ khi thấy bạn bị bắt nạt.
  • B. Thẳng thắn ngăn chặn hành vi sai trái.
  • C. Đồng tình với việc gian lận trong học tập.
  • D. Hùa theo bạn bè khi làm sai.

Câu 4: Để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước, em có thể:

  • A. Tích cực đóng góp cho quỹ xây dựng nhà trường.
  • B. Chăm sóc người già neo đơn, không nơi nương tựa.
  • C. Tham quan các bảo tàng lịch sử dân tộc.
  • D. Dành nhiều thời gian để học môn Lịch sử. 

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?

  • A. Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của mọi người dân. 
  • B. Những người lạm dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cho bản thân  không phải là người có công với quê hương đất nước.
  • C. Tham gia các hoạt động  văn nghệ, nghệ thuật cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước. 
  • D. Dù là nhỏ tuổi nhưng học sinh cũng có thể giúp đỡ các cô, chú, bác thương binh và gia đình liệt sĩ thể hiện sự biết ơn đối với những người có công với đất nước. 

Câu 6: Đâu là người có công đối với quê hương, đất nước trong lĩnh vực y tế?

  • A. Tổng bí thư Trường Chinh

    TRẮC NGHIỆM
  • B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    TRẮC NGHIỆM
  • C. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

    TRẮC NGHIỆM
  • D. Giáo sư Tôn Thất Tùng
    TRẮC NGHIỆM

Câu 7: Tôn trọng sự khác biệt của người khác được thể hiện ở đâu?

  • A. Suy nghĩ, lời nói và hành động.
  • B. Suy nghĩ và lời nói.
  • C. Tiềm thức và hành động.
  • D. Lời nói và cử chỉ.

Câu 8: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

  • A. Lối sống có văn hóa.
  • B. Lối sống tiết kiệm.
  • C. Lối sống thực dụng.
  • D. Lối sống vô cảm.

Câu 9: Khi bạn thân mắc khuyết điểm, em sẽ làm gì?

  • A. Giả vờ không biết.
  • B. Thẳng thắn góp ý.
  • C. Không chơi với bạn nữa.
  • D. Bao che cho bạn.

Câu 10: Nhà bà Lan và bà Dung cãi nhau vì bà Lan vứt rác ra cửa nhà bà Dung. Trong tình huống này, nếu em là hàng xóm của cả hai bà em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Đứng xem hai bà cãi nhau.
  • B. Vào cãi nhau cùng bà Dung.
  • C. Sang giải hòa hai bà để không có mâu thuẫn nữa.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 11: Trong câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó” bạn Thảo đã vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống như thế nào?

  • A. Dù phải làm rất nhiều việc nhà nhưng Thảo vẫn tranh thủ để học và ôn bài.
  • B. Luôn phụ giúp bố mẹ làm việc đồng áng.
  • C. Nhờ bạn bè đến nhà làm hộ bài tập.
  • D. Tranh thủ những lức rảnh rỗi, Thảo đi dạy kèm cho các bạn.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến hậu quả của việc không vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động.
  • B. Không tin vào khả năng của bản thân.
  • C. Không có sự cầu tiến.
  • D. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Câu 13: Ý nào dưới đây nói sai về vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Giúp chúng ta biết quý trọng công sức của mình và người khác.
  • B. Làm bất cứ việc gì cũng cần vượt khó thì mới thành công.
  • C. Chỉ con nhà nghèo mới cần vượt khó vươn lên.
  • D. Là một đức tính, phẩm chất tốt mà ai cũng cần rèn luyện.

Câu 14: Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì chúng ta cần làm gì?

  • A. Mặc kệ, không quan tâm.
  • B. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.
  • C. Đi dạo cùng bạn bè.
  • D. Đi làm việc khác dễ hơn.

Câu 15: Nguyễn Ngọc Ký viết chữ bằng gì?

  • A. Bằng khuỷu tay.
  • B. Bằng miệng.
  • C. Bằng dôi tay.
  • D. Bằng đôi chân.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Níc Vu-gíc?

  • A. Là một diễn viên truyền cảm hứng người Úc.
  • B. Sinh ra đã bị liệt cả hai tay.
  • C. Học cách dùng chân và một cái cán để viết chữ và đánh vi tính.
  • D. Trở thành một biểu tượn mãnh liệt của nghị lực sống và lan tỏa tích cực tới mọi người.

Câu 17: Khi trẻ em không thể tự giải quyết được khó khăn thì cần phải làm gì?

  • A. Tạm thời bỏ qua khó khăn trước mắt.
  • B. Làm việc khác dễ hơn.
  • C. Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác.
  • D. Không quan tâm nữa.

Câu 18: Nhân vật nào dưới đây là tấm gương vượt khó?

  • A. Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng.
  • B. Trung tá Trương Hồng Kỳ.
  • C. Anh hùng Phan Đình Giót.
  • D. Anh hùng Tô Vĩnh Diện.

Câu 19: Đâu là biểu hiện của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Ngăn chặn việc các bạn vứt rác bừa bãi.
  • B. Bao che để cho bạn gian lận trong thi cử.
  • C. Không lên án việc sai trái.
  • D. Thông đồng cùng bạn bè để lấy trộm xoài nhà hàng xóm.

Câu 20: Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Vì nó góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.
  • B. Vì nó giúp con người gắn kết với nhau hơn.
  • C. Vì nó góp phần xây dựng một đất nước phát triển toàn diện.
  • D. Vì nó giúp cha mẹ hiểu con cái mình hơn.

Câu 21: Em hãy cho biết câu nói dưới đây của ai?

“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp…”

  • A. Đại tướng Nguyên Giáp.
  • B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Tổng bí thư Lê Duẩn.
  • D. Tổng bí thư Trường Chinh.

Câu 22: Hạt cát mịn gây ra bệnh gì?

  • A. Đột quỵ.
  • B. Đau mắt.
  • C. Tiêu chảy.
  • D. Tiểu đường.

Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về bảo vệ môi trường?

  • A. Là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
  • B. Chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
  • C. Gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, đảm bảo quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
  • D. Là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất.

Câu 24: Chất gây ô nhiễm môi trường không khí là gì?

  • A. Là những chất có trong khí quyển nhưng ở nồng độ cao hơn bình thường của nó.
  • B. Là những chất do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt với nồng độ cao.
  • C. Là chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép của nó trong không khí, hoặc chất đó thường không có trong khí quyển.
  • D. Là những chất không có trong khí quyển, khi khi không bị ô nhiễm mới xuất hiện.

Câu 25: Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?

  • A. Môi trường đất, môi trường không khí.
  • B. Môi trường nước, môi trường không khí.
  • C. Môi trường nước.
  • D. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác