Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời bài 25 Hô hấp tế bào (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 25 Hô hấp tế bào - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hô hấp tế bào là

  • A. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.
  • D. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.

Câu 2: Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường

  • A. khí carbon dioxide.
  • B. khí oxygen.
  • C. khí nitrogen.
  • D. khí methane.

Câu 3: Quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?

  • A. Nhiệt năng → hóa năng.
  • B. Hóa năng → điện năng.
  • C. Hóa năng → nhiệt năng.
  • D. Quang năng → hóa năng.

Câu 4: Quá trình hô hấp có ý nghĩa

  • A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.
  • B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
  • C. làm sạch môi trường.
  • D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen.

Câu 5: Ở tảo sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại

  • A. Tế bào chất
  • B. Ti thể
  • C. Trong các bào quan
  • D. Màng sinh chất

Câu 6: Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là

  • A. khí oxygen.
  • B. khí carbon dioxide.
  • C. nước.
  • D. không khí.

Câu 7: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở

  • A. Ti thể
  • B. Ribôxôm
  • C. Không bào
  • D. Lục lạp

Câu 8: Trong cơ thể động vật, hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan nào?

  • A. Ti thể.
  • B. Lục lạp.
  • C. Bộ máy gongi.
  • D. Ribosome.

Câu 9: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

  • A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.
  • B. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.
  • C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.
  • D. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.

Câu 10: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

  • A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
  • D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

Câu 11: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

  • A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
  • B. Đó là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng.
  • C. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen.
  • D. Đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.

Câu 12: Trong quá trình hô hấp tế bào, nước đóng vai trò 

  • A. Dung môi và môi trường
  • B. Nguyên liệu và môi trường
  • C. Dung môi và nguyên liệu
  • D. Môi trường và sản phẩm

Câu 13: Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi

  • A. Glucose.
  • B. Maltose.
  • C. Saccharose.
  • D. Cellulose.

Câu 14: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên?

  • A. Vì khi chạy các cơ bắp của con người đều hoạt động nên sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và tăng nhịp thở.
  • B. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
  • C. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí carbon dioxide và tăng đào thải khí oxygen đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
  • D. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời thu nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

Câu 15: Tại sao người nông dân tường dùng biện pháp phơi khô để bảo quản hạt trong thời gian dài?

  • A. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi làm chết tế bào, giúp giữ nguyên hình dạng hạt trong thời gian dài.
  • B. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt phòng chống ẩm mốc hạt.
  • C. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt, chậm quá trình hô hấp tế bào của hạt, hạt rơi vào trạng thái ngủ, phòng chống ẩm mốc, giúp bảo quản hạt giống trong thời gian dài.
  • D. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi giúp ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt và giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc xung quanh hạt.

Câu 16: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khỏe hô hấp ở người?

  • A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
  • B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
  • C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
  • D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.

Câu 17: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?

  • A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.
  • B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.
  • C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.
  • D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.

Câu 18: Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
  • B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
  • C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
  • D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.

Câu 19: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào.
  • D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp.

Câu 20: Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra khí carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?

  • A. Chỉ có loài Y là sinh vật hiếu khí.
  • B. Chỉ có loài Y là sinh vật kị khí.
  • C. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật hiếu khí.
  • D. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật kị khí.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác