Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập chương 6: Môi trường và quần thể sinh vật

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 6: Môi trường và quần thể sinh vật có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn được áp dụng cho quần thể có:

  • A. Khu phân bố hẹp, số lượng cá thể nhiều.
  • B. Khu phân bố rộng, số lượng cá thể ít.
  • C. Khu phân bố rộng, số lượng cá thể nhiều.
  • D. Khu phân bố hẹp, số lượng cá thể ít.

Câu 2: Kích thước của ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào:

  • A. Diện tích khu vực nghiên cứu
  • B. Chiều dài khu vực nghiên cứu
  • C. Phạm vi khu vực nghiên cứu
  • D. Vị trí địa lí khu vực nghiên cứu

Câu 3: Đối với khu vực có kích thước nhỏ thì có thể chia diện tích khu vực quan sát thành nhiều ô vuông có diện tích khoảng bao nhiêu?

  • A. 5m x 1m
  • B. 1m x 5m
  • C. 1m x 1m
  • D. 5m x 5m

Câu 4: Chia diện tích khu vực quan sát thành nhiều ô vuông có diện tích khoảng 5 m x 5 m đối với khu vực nào?

  • A. Có kích thước lớn
  • B. Có kích thước nhỏ
  • C. Tất cả mọi khu vực
  • D. Có kích thước trung bình

Câu 5: Đối với khu vực có kích thước lớn thì có thể chia diện tích khu vực quan sát thành nhiều ô vuông có diện tích khoảng bao nhiêu?

  • A. 1m x 10m
  • B. 10m x 10m
  • C. 1m x 1m
  • D. 5m x 10m

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên đời sống sinh vật?

  • A. Các tia tử ngoại giúp sinh vật có thể tổng hợp vitamin D tuy nhiên có thể gây ra đột biến.      
  • B. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu sòi thường đình dục.      
  • C. Môi trường nước là môi trường thích hợp với động vật có giới hạn chịu nhiệt rộng.   
  • D. Cây đước có nhiều rễ phụ đâm ra từ thân xuống nhằm giữ vững cơ thể đó là sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống.

Câu 7: Trong các điều kiện dưới đây, nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến sinh vật?

1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.

2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.

3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước, thoát nước của cây trồng.

4. Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn.

  • A. 1, 2, 3, 4 
  • B. 2, 3, 4      
  • C. 1, 2, 3      
  • D. 1, 3, 4

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ môi trường.

2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ.

3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt.

4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.

Các phát biểu đúng là:

  • A. 1, 2         
  • B. 2, 3          
  • C. 1, 2, 4      
  • D.1, 4

Câu 9: Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây chứng minh ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái thực vật?

1. Cây mọc vươn về phía có ánh sáng.

2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.

3. Cùng loài, cây mọc nơi nhiều ánh sáng có vỏ dày hơn, thân cây nhạt, cây thấp và tán rộng hơn.

4. Những cây tầm gửi ưa bóng sống nhờ trên cây khác.

  • A. 3   
  • B. 1    
  • C. 4    
  • D. 2

Câu 10:Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài ong mắt đỏ ở nước ta, các nhà khoa học đã đưa ra bảng sau: (Biết rằng các ô trống là các ô chưa lấy đủ số liệu)

Nhiệt độ (TRẮC NGHIỆM )Thời gian phát triển (ngày)  
Loài 1Loài 2Loài 3 
1531,430,65 
2014,7 16
30 9,6310,28
357,17,177,58
 ChếtChếtChết

Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Cả 3 loài đều chết nếu ở nhiệt độ lớn hơn TRẮC NGHIỆM                              

2. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian sinh trưởng của ba loài càng ngắn.

3. Thời gian sinh trưởng ở cùng nhiệt độ của loài 3 luôn là lớn nhất.

4. Không có sự khác nhau quá lớn về thời gian sinh trưởng ở cùng một mức nhiệt độ của cả 3 loài.

5. Nếu nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc nước ta là từ TRẮC NGHIỆM đến TRẮC NGHIỆM thì ít nhất một trong ba loài ong sẽ đình dục

  • A. 3                               
  • B. 5                               
  • C. 4                               
  • D. 2

Câu 11:Cho các hoạt động sau:

1. Gà thường đi kiếm ăn vào buổi sáng tới khi trời tối mới về chuồng.

2. Cây họ đậu mở lá khi trời sáng và khép lại khi trời tối.

3. Cây thường mọc cong về nơi có ánh sáng.

4. Xoan thường rụng lá vào mùa đông.

5. Hoa Quỳnh thường nở vào lúc đêm khuya.

6. Chim di cư từ nơi giá lạnh về nơi ấm áp để sinh sản.

7. Khi gặp lạnh người thường có phản ứng nổi gai ốc.

Số hoạt động không phải là nhịp sinh học là:

  • A. 1                               
  • B. 2                               
  • C. 3                               
  • D. 4

Câu 12: Quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong khi nào?

  • A. Kích thước quần thể tăng lên dưới mức tối thiểu
  • B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu
  • C. Kích thước quần thể tăng lên trên mức tối thiểu
  • D. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối đa

Câu 13: Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới thay đổi:

  • A. Ổ sinh thái của loài.  
  • B. Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.                            
  • C. Kích thước của môi trường sống.                 
  • D. Kích thước quần thể.

Câu 14: Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì điều gì sẽ xảy ra?

  • A. Quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong
  • B. Quần thể dễ rơi vào trạng thái hưng thịnh
  • C. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy thoái
  • D. Nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể

Câu 15:Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng, dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng. Nhưng khi về đêm số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng:

  • A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm.          
  • B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.  
  • C. Biến động số lượng không theo chu kì.       
  • D. Thường biến.

Câu 16: Để xác định mật độ các cá thể em cần trải qua mấy bước?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 17: Quần thể sinh vật là gì?

  • A. Là tập hợp các cá thể khác loài
  • B. Là tập hợp các cá thể cùng loài
  • C. Là tập hợp các cá thể cùng ngành
  • D. Là tập hợp các cá thể khác ngành.

Câu 18: Kích thước quần thể được tính bằng cách nào?

  • A. Đếm số lượng cá thể trong không gian của quần thể.
  • B. Đếm số lượng cá thể mẫu
  • C. Đếm số lượng cá thể trong một ô rồi nhân với số lượng tất cả các ô trong không gian của quần thể.
  • D. Đếm số ô trong không gian của quần thể, tương ứng với mỗi ô là 1 cá thể.

Câu 19: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không chính xác:

  • A. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh.                               
  • B. Loài ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông.
  • C. Loài có vùng phân bố càng rộng thì có giới hạn sinh thái càng hẹp. 
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.

Câu 20: Những cá thể trong quần thể sinh vật có khả năng: 

  • A. Sinh sản tạo ra thế hệ mới có khả năng sinh sản
  • B. Sinh sản tạo ra thế hệ mới không có khả năng sinh sản
  • C. Săn mồi
  • D. Hỗ trợ đồng đội

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác