Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, người ta chia vi khuẩn ra thành 2 loại:
Gram dương và Gram âm
- Có và không có thành tế bào
- Sống kí sinh và sống tự do
- Kị khí bắt buộc và hiếu khí
Câu 2: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?
Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất thô sơ
- Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
- Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân
- Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của tất cả các tế bào nhân sơ?
Không có thành tế bào bằng peptidoglican
- Không có nhiều loại bào quan
- Không có màng nhân
- Không có hệ thống nội màng
Câu 4: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm
- Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
- Chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn
Chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép
- Chứa một phân tử ADN liên kết với protein
Câu 5: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?
- Hệ thống nội màng
Riboxom và các hạt dự trữ
- Các bào quan có màng bao bọc
- Bộ khung xương tế bào
Câu 6: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan
- lizoxom
- lưới nội chất
- trung thể
riboxom
Câu 7: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng
- Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
- Vi khuẩn chưa có màng nhân
- Vi khuẩn xuất hiện rất sớm
Câu 8: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn:
dễ dàng trao đổi chất với môi trường
- dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ
- dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc
- dễ dàng biến đổi trước môi trường sống
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?
Có riboxom loại 70S
- Tế bào chất được xoang hóa
- Có ADN trần, dạng vòng
- Có thành peptidoglican
Câu 10: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
- Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
- Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
- Chuyển hóa đường trong tế bào
Sinh tổng hợp protein
Câu 11: Bằng phương pháp nhân bản vô tính động vật, người ta đã chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch A vào trứng (đã bị mất nhân) của loài ếch B. Nuôi cấy tế bào này trong môi trường đặc biệt thì nó phát triển thành con ếch có phần lớn đặc điểm của loài A. Thí nghiệm này cho phép kết luận:
- Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong nhân tế bào quyết định
- Cả nhân và tế bào chất đều đóng vai trò ngang nhau trong việc quy định kiểu hình
- Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà ít phụ thuộc kiểu gen
Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong tế bào chất đóng vai trò quyết định
Câu 12: Bảo quản riboxom không có đặc điểm
Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
- Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé
- Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein
- Làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Câu 13: Nhân điều khiển mọi họa động trao đổi chất của tế bào bằng cách:
- ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động
- thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào
điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng
- thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con
Câu 14: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
- riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
- bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
- Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
Câu 15: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ
- Giúp tế bào di chuyển
Vận chuyển nội bào
- Nơi neo đậu của các bào quan
- Duy trì hình dạng tế bào
Câu 16: Cho các đặc điểm sau:
- Không có màng nhân
- Không có nhiều bào quan
- Không có hệ thống nội màng
- Không có thành tế bào peptidiglican
Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?
- 4
- 1
- 2
3
Câu 17: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ:
- Colesteron
- Xenlulozơ
Peptiđôglican
- Photpholipit và protein
Câu 18: Thành phần chính cấu tạo màng sinh chất là:
Phôtpholipit và protein
- Cacbohidrat
- Glicoprotein
- Colesteron
Câu 19: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
- Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
- Phải bao bọc xung quanh tế bào
- Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng
Câu 20: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?
- Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
- Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
- Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động
Xem toàn bộ: Giải bài 7 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Bình luận