Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 22 Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 22 Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus- sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có bao nhiêu loại virus gây bệnh trên thực vật đã được xác định?

  • 1000
  • 10000
  • 500
  • 8000

Câu 2: Gần đây loại virus nào gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp?

  • Virus gây bệnh vàng lùn
  • Virus gây bệnh lùn xoắn lá
  • Virus gây bệnh lùn sọc đen trên lúa
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Virus không có khả năng gì

  • Phá hủy thành cellulose để xâm nhập vào tế bào thực vật
  • Xâm nhập vào tế bào thực vật
  • Phá hủy vỏ ngoài tế bào
  • Thay đổi bộ gen

Câu 4: Virus chỉ có thể truyền từ cây này qua cây khác thông qua gì?

  • Các vết thương
  • Côn trùng
  • Ánh sáng
  • Không khí

Câu 5: Virus lây truyền từ cây này qua cây khác thông qua vết thương là nhờ gì?

  • Côn trùng chích hút
  • Vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái
  • Côn trùng chích hút và vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái
  • Không có đáp án nào đúng

Câu 6: Cây bị bệnh có thể lây truyền virus cho cây khác thông qua gì?

  • Quá trình thụ phấn
  • Côn trùng
  • Nông cụ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Bệnh do virus có thể lây truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác qua phương thức nào?

  • Lây truyền chéo
  • Lây truyền dọc
  • Lây truyền dọc và lây truyền ngang
  • Lây truyền ngang

Câu 8: Lây truyền dọc là gì?

  • Là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc chăm sóc
  • Là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình thụ thai
  • Là sự lây truyền của virus từ cơ thể bố sang cơ thể con thông qua quá trình chăm sóc
  • Là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể bố thông qua quá trình chăm sóc

Câu 9: Lây truyền ngang là gì?

  • Là sự lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua các con đường( hô hấp, tiêu hóa, vết trầy xước, quan hệ tình dục, vật trung gian, đường máu)
  • Là sự lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua các con đường hô hấp
  • Là sự lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua các con đường tiêu hóa
  • Là sự lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua các con đường quan hệ tình dục

Câu 10: Virus nào lây truyền ngang qua đường hô hấp?

  • Virus cúm
  • Virus sởi
  • Virus SARS- CoV-2
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Virus nào lây truyền ngang qua đường tiêu hóa?

  • Virus bại liệt
  • Virus viêm gan A
  • Tả, lị
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Virus nào lây truyền ngang qua vết xước trên cơ thể?

  • Virus dại
  • Virus viêm gan B
  • Virus herpes
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Virus HIV lây truyền qua 3 con đường chính nào?

  • A. Quan hệ tình dục
  • B. đường máu
  • C. từ mẹ sang con.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Virus nào lây truyền ngang qua vật trung gian truyền bệnh?

  • Virus gây bệnh sốt da vàng
  • Virus sốt xuất huyết
  • Virus dại
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Virus nào lây truyền ngang qua đường máu?

  • Virus viên gan B
  • Virus HIV
  • Virus viêm gan C
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh truyền nhiễm và bệnh do virus?

  • Vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh
  • Ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Phun thuốc khử trùng, tiêu diệt vi sinh vật trung gian truyền bệnh
  • Để môi trường sống bừa bộn

Câu 17: Điều nào không nên làm để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh do virus nói riêng?

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân
  • Dùng chung bơm kim tiêm
  • Giữ gìn môi trường sống sạch
  • Tiếp xúc trực tiếp, tàng trữ, buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã

Câu 18: Vaccine là gì?

  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên
  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện 
  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên
  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên

Câu 19: Nhiều bệnh virus ở người và động vật có khả năng tự lành là nhờ gì?

  • Các phản ứng phòng vệ của cơ thể
  • Thuốc kháng sinh
  • Do cơ thể có thuốc để chống lại
  • Do cơ thể khỏe mạnh

Câu 20: Thuốc chống virus hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • Ức chế một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn nhân lên của virus
  • Ức chế sự nhân lên của virus 
  • Ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào chủ bằng cách ức chế một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn nhân lên của virus
  • Ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào bất kỳ bằng cách ức chế một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn nhân lên của virus

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác