Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 17 Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17 Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật- sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở đâu?
- Động vật
- Thực vật
- Cây cối
Tất cả các sinh vật
Câu 2: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là
- quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
tự dưỡng và dị dưỡng
- quang dưỡng và hóa dưỡng
- hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng
Câu 3: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là
quang tự dưỡng
- quang dị dưỡng
- hóa tự dưỡng
- hóa dị dưỡng
Câu 4: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là
- quang tự dưỡng
- quang dị dưỡng
hóa tự dưỡng
- hóa dị dưỡng
Câu 5: Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là
vi nấm
- tảo lục đơn bào
- vi khuẩn lam
- vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?
- Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi
Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
- Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh
- Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường
Câu 7: Có mấy kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
4
- 3
- 2
- 1
Câu 8: Cho các nhóm sinh vật sau đây:
- Vi khuẩn
- Động vật nguyên sinh
- Động vật không xương sống
- Vi nấm
- Vi tảo
- Rêu
Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là
- 3
4
- 5
- 6
Câu 9: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?
Vi khuẩn
- Vi nấm
- Vi tảo
- Động vật nguyên sinh
Câu 10: Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?
- Giới Khởi sinh
- Giới Nguyên sinh
- Giới Nấm
Giới Thực vật
Câu 11: Các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp nào để nghiên cứu vi sinh vật?
- Phân lập
- Nuôi cấy
- Giữ giống
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật bằng cách nào?
- Tách các bộ phận
- Trải đều mẫu trên môi trường lỏng
- Pha trộn
Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc
Câu 13: Muốn nghiên cứu về hình thái, sinh lý, hóa sinh hoặc sử dụng một loài nào đó vào thực tiễn thì cần làm gì?
Tách riêng từng loài
- Dùng phương pháp nuôi cấy
- Dùng phương pháp phân lập vi sinh vật
- Dùng phương pháp định danh vi khuẩn
Câu 14: Khuẩn lạc vi khuẩncó đặc điểm gì?
- Nhầy ướt
- Bề mặt dẹt
- Có nhiều màu sắc ( trắng, sữa, vàng ....)
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?
Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt
- Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh
- Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày
- Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh
Câu 16: Vì sao khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng?
Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành sợi dài, xốp
- Khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen......
- Do các tế bào của khuẩn lạc phát triển
- Không có đáp án nào đúng
Câu 17: Phương pháp hình thái thường được sử dụng để nhận biết nhóm nào?
- Virus
- Vi khuẩn
Vi sinh vật
- Tế bào
Câu 18: Đâu là đặc điểm của vi khuẩn lạc nấm men?
- Khô
- Tròn đều
- Lồi ở tâm
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19: Hãy chọn đáp án đúng
Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào đặc trưng
- Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào khác nhau
- Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào giống nhau
- Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào có điểm chung
Câu 20: Các hợp chất tham gia cấu tạo và thực hiện các chức năng sống của tế bào vi sinh vật có thể được nhận biết thông qua gì?
- Phản ứng vật lý
Phản ứng hóa học
- Thí nghiệm vật lý
- Thí nghiệm hóa học
Bình luận