Lý thuyết trọng tâm sinh học 10 cánh diều bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 10 cánh diều bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT

  • Vi sinh vật bao gồm các sinh vật có kích thước nhỏ bé và thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. Vi sinh vật có đại diện trong các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm. 
  • Vi sinh vật có một số đặc điểm chung như kích thước nhỏ bé, số lượng nhiều và phân bố rộng, hấp thu và chuyển hoá vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của vi sinh vật là một thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác.

II. CÁC KIỂU DINH DƯỠNG Ở VI SINH VẬT

  • Dựa vào nguồn năng lượng và carbon sử dụng, vi sinh vật được chia thành 4 kiểu dinh dưỡng khác nhau:
    • Quang tự dưỡng
    • Quang dị dưỡng
    • Hóa tự dưỡng
    • Hóa dị dưỡng

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

1. Phân lập vi sinh vật

  • Mục đích: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
  • Ý nghĩa: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
  • Các bước để thực hiện:
    • Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập.
    • Bước 2: Cấy hỗn hợp vi sinh vật muốn phân lập lên môi trường đã chuẩn bị.
    • Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ trên các môi trường phân lập.
    • Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy.

2. Nghiên cứu hình thái vi sinh vật.

  • Mục đích: Nhận biết nhóm vi sinh vật.
  • Ý nghĩa: Giúp quan sát được các đặc điểm hình dạng vi sinh vật.
  • Các bước thực hiện: Gồm hai bước: chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi.

3. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật.

  • Mục đích: Nhận biết các hợp chất tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng sống của tế bào vi sinh vật thông qua một số phản ứng hóa học.
  • Ý nghĩa: Nhận biết, phân tích được các hợp chất có trong tế bào vi sinh vật.
  • Các bước thực hiện: Gồm 2 bước: chuẩn bị mẫu và thực hiện phản ứng hóa học.

IV. THỰC HÀNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

Báo cáo kết quả thí nghiệm của HS.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, kiến thức trọng tâm sinh học 10 cánh diều bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, nội dung chính bài Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác