Soạn giáo án sinh học 10 cánh diều Bài 17: vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu Vi sinh vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 Bài 17: vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu Vi sinh vật sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 17: VI SINH VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm vi sinh vật, kể được tên các nhóm vi sinh vật
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
- Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm vi sinh vật, kể được tên các nhóm vi sinh vật; Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật; Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật; Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh vật.
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh trong SGK phóng to.
- Phiếu học tập
- Các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất như hướng dẫn SGK.
2. Đối với học sinh
- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.
- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về vấn đề được đề cập ở đầu bài.
- HS suy nghĩ, trao đổi, đưa ra câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS về đặc điểm của vi sinh vật (VSV) để phân biệt với các sinh vật khác.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 17.1 (SGK tr.102) và đặt câu hỏi: VSV thuộc giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới? Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt chúng với các sinh vật khác?
Hình 17.1. Sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới sinh vật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng những kiến thức đã biết, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến.
- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay – Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, các em sẽ có thêm những kiến thức về các sinh vật cực nhỏ này, đồng thời thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vi sinh vật
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm vi sinh vật, kể được tên các nhóm vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.102 – 103) để hiểu được khái niệm vi sinh vật.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để HS nắm được nội dung kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm vi sinh vật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.102 – 103) để tìm hiểu khái niệm vi sinh vật. - GV đưa ra các nhiệm vụ học tập cho HS: Quan sát Hình 17.2 (SGK tr.102) và trả lời các câu hỏi: + Trong sữa chua có vi khuẩn lactic, trong cơm rượu nếp có nấm men. Em có thể quan sát chúng bằng cách nào? Tại sao? + Nêu khái niệm vi sinh vật. Cho ví dụ về các nhóm vi sinh vật. + Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật. - Hình 17.3 (SGK tr.103) cho biết kích thước và thời gian chu kì tế bào của E.coli và S.cerevisiea. Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hai thông số đó? Giải thích. - Sau khi các nhóm đôi thảo luận, GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trong nhóm 4 – 6 HS và trao đổi câu trả lời. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của GV. Sau đó các nhóm đôi chia sẻ trong nhóm 4 hoặc 6 HS. - GV quan sát, gợi ý cho HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm xung phong trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kết luận khái niệm và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT - Vi sinh vật bao gồm các sinh vật có kích thước nhỏ bé và thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. Vi sinh vật có đại diện trong các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm. - Vi sinh vật có một số đặc điểm chung như kích thước nhỏ bé, số lượng nhiều và phân bố rộng, hấp thu và chuyển hoá vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của vi sinh vật là một thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 cánh diều
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án