Soạn giáo án sinh học 10 cánh diều Bài 19: quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật Và ứng dụng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10Bài 19: quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật Và ứng dụng sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 19: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

VÀ ỨNG DỤNG

 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

-       Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.

-       Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,...)

2. Về năng lực

-       Năng lực sinh học:

●     Nhận thức sinh học: Hiểu và trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải của vi sinh vật; Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và đời sống; Biết cách thực hành làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật.

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật vào những trường hợp cần thiết trong cuộc sống.

-       Năng lực chung:

●     Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân, phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi học về quá trình tổng hợp, phân giải ở VSV và ứng dụng.

●     Năng lực tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu về VSV.

3. Phẩm chất

●     Chăm chỉ: Tích cực học tập, nghiên cứu về VSV.

●     Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia vận động mọi người phòng tránh tác hại của quá trình phân giải VSV.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Phiếu học tập liên quan đến nội dung bài học.

- Video làm sữa chua (hoặc dưa chua, bánh mì).

- Các nguyên liệu, dụng cụ làm các thí nghiệm như đã liệt kê trong SGK.

2. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về vấn đề được đề cập ở đầu bài.

- HS suy nghĩ, trao đổi, đưa ra câu trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS về quá trình chuyển hóa trong muối rau, củ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 (SGK tr.109) và đặt câu hỏi:

+ Rau, củ muối chua là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nào?

+ Để có sản phẩm muối chua ngọt thì cần lưu ý những yếu tố nào?

A jar of food

Description automatically generated with low confidence

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học mới: Như các em biết, muối chua là một hình thức làm biến đổi đặc tính của rau củ bằng phương pháp lên men. Sữa chua cũng là một sản phẩm phổ biến của quá trình này. Trong bài học hôm nay – Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình tổng hợp ở VSV

a. Mục tiêu:

- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất ở VSV.

- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát những hình ảnh mục  I (SGK tr.116 - 117) để hiểu quá trình tổng hợp ở vi sinh vật.

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho HS nghiên cứu nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quang tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tổng hợp amino acid, protein và ứng dụng.

+ Nhóm 3: Tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate và ứng dụng.

+ Nhóm 4: Tổng hợp lipid và ứng dụng

+ Nhóm 5: Tổng hợp kháng sinh và ứng dụng

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, hướng dẫn các nhóm thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu bài tập.

●     Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- Các nhóm chuyên gia tiến hành tìm hiểu về nội dung được phân công và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Hãy trình bày đặc điểm, vai trò và ứng dụng của quá trình quang tổng hợp ở vi sinh vật.

+ Nhóm 2: Hãy trình bày đặc điểm, vai trò và ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid, protein và ứng dụng.

+ Nhóm 3: Hãy trình bày đặc điểm, vai trò và ứng dụng của quá trình tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate và ứng dụng.

A picture containing text

Description automatically generated

+ Nhóm 4: Hãy trình bày đặc điểm, vai trò và ứng dụng của lipid và ứng dụng

+ Nhóm 5: Hãy trình bày đặc điểm, vai trò và ứng dụng của kháng sinh

A picture containing text, indoor

Description automatically generated

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm chuyên gia là 10 phút.

●     Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- GV yêu cầu thành viên các nhóm chuyên gia tách ra, kết hợp với thành viên các nhóm chuyên gia khác để tạo thành các nhóm mảnh ghép gồm 5 HS từ 5 nhóm chuyên gia ban đầu.

- Thành viên nhóm mảnh ghép chia sẻ thông tin mà mình đã thảo luận ở nhóm chuyên gia và cùng nhau hoàn thành phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

- GV giới hạn thời gian thảo luận, hoàn thành phiếu bài tập của các nhóm mảnh ghép là 10 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm theo sự điều phối của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu học tập và đánh giá bài của nhóm bạn, góp ý, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV khích lệ HS, chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT

- Một số vi sinh vật có khả năng quang tổng hợp tạo ra chất hữu cơ và giải phóng O2 vào khí quyển.

- Vi sinh vật tổng hợp các đại phân tử, ví dụ như protein, polysaccharide và lipid làm nguyên liệu để xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng cho tế bào. Con người có thể ứng dụng quá trình này để sản xuất protein, polymer sinh học hoặc dầu diesel sinh học.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác