Soạn giáo án sinh học 10 cánh diều Bài 14: giảm phân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 Bài 14: giảm phân sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 14: GIẢM PHÂN

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

-       Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.

2. Về năng lực

-       Năng lực sinh học:

●     Nhận thức sinh học:

+ Giải thích được quá trình giảm phân; so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân.

+ Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng kiến thức về giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.

+ Đề xuất được các biện pháp phòng tránh những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

-       Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lí thông tin thu được.

●     Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu đề nêu ý kiến của bản thân khi học về quá trình phân bào.

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm và cặp đôi.

- Dạy học trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề.

- Kĩ thuật khăn trải bàn, think – pair – share.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Bản phóng to các hình ảnh trong SGK.

- Câu hỏi, video liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú tìm hiểu, khám phá nội dung bài học nhờ tạo được mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức, kĩ năng đã có và nội dung của bài học mới.

b. Nội dung:

- GV đặt câu hỏi dựa trên các kiến thức đã học, sau đó dẫn dắt vào chủ đề bài  học.

- HS nhớ lại kiến thức, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Cơ thể con có bộ NST lưỡng bội từ sự kết hợp vật chất di truyền của bố và mẹ là đặc trưng của sinh sản hữu tính. Vậy, bằng cơ chế nào mà bộ NST lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời nhanh trong vòng 3 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa kiến thức đã học về sinh sản hữu tính ở cấp THCS, suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong phát biểu ý kiến.

- GV ghi các ý kiến của HS lên bảng và kích thích các em phản biện, xác định vấn đề cốt lõi của nội dung bài học.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Như các em đã biết, nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào, cùng với giảm phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. Tại sao giảm phân và thụ tinh lại là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ. Trong bài học hôm nay - Bài 14: Giảm phân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về quá trình giảm phân, thụ tinh để tạo ra một cơ thể mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH

Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế nhân đôi và phân li của NST trong giảm phân

a. Mục tiêu:

- Mô tả được cơ chế nhân đôi và phân li của NST trong quá trình giảm phân.

- Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa mục I.1 (SGK tr. 86 – 88) để tìm hiểu về cơ chế nhân đôi và phân li của NST trong giảm phân.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quá trình giảm phân, thụ tinh; bảng so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5 – 6 HS), đọc thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa mục I.1 (SGK tr. 86 – 88) để tìm hiểu về cơ chế nhân đôi và phân li của NST trong giảm phân.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

1. Giảm phân là gì?

2. Quan sát hình 14.1 SGK và trả lời các câu hỏi:

3. Quan sát hình 14.2 SGK và cho biết trước khi bắt đầu giảm phân I, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào ở trạng thái đơn hay kép? Đặc điểm này có ý nghĩa gì?

4. Quan sát hình 14.3 SGK, cho biết giảm phân I có các giai đoạn nào, nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kì đầu I?

5. Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I và sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau I.

6. Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân I.

7. Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh  vbộ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra ở giảm phân I và giảm phân II.

8. Lập bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân theo gợi ý bảng 14.1 (SGK tr.88).

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt các câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

* Gợi ý:

2. Bộ nhiễm sắc thể ban đầu là 2n, bộ nhiễm sắc thể của các tế bào là sản phẩm của các lần phân chia đó là n.

3. Trước khi bắt đầu giảm phân I, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào ở trạng thái kép vì tế bào đã thực hiện nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể ở kì trung gian. Đặc điểm này có ý nghĩa khi tế bào thực hiện giảm phân 2 lần liên tiếp thì số lượng nhiễm sắc thể trong nhân tế bào chỉ giảm đi một nửa. Khi thụ tinh, hợp tử lại khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.

4. Giảm phân I có các giai đoạn kì đầu I, kì giữa I, đầu I, nhiễm sắc thể có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa hai nhiễm sắc thể trong từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

5. Ở kì giữa I, nhiễm sắc thể sắp xếp thành hai hàng theo từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (sợi thoi vô sắc chỉ bám vào tâm động của nhiễm sắc thể ở một phía). Ở kì sau I, mỗi nhiễm sắc thể trong từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li về một cực của tế bào (làm cho số nhiễm sắc thể trong mỗi nhân con giảm đi một nửa; mỗi nhiễm sắc thể vẫn gồm 2 chromatid dính nhau ở tâm động).

6. Kết quả của giảm phân I là tạo ra 2 tế bào mới, mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), nghĩa là giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu trước giảm phân I (nhưng mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 chromatid dính nhau ở tâm động).

7. Kết quả của giảm phân II là từ 2 tế bào ở giảm phân I tạo nên 4 tế bào ở giảm phân II. Bộ nhiễm sắc thể của 2 tế bào được tạo ra ở giảm phân I và 4 tế bào được tạo ra ở giảm phân II là giống nhau về số lượng (đều là bộ nhiễm sắc thể đơn bội) nhưng khác nhau về vật chất di truyền: 2 tế bào được tạo ra ở giảm phân I có n NST nhưng mỗi NST có 2 phân tử DNA (2 cromatid); còn 4 tế bào được tạo ra ở giảm phân II có n NST nhưng mỗi NST có 1 phân tử DNA.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, nhấn mạnh những 2 điểm khác biệt quan trọng nhất giữa nguyên phân và giảm phân là:

+ Sự tiếp hợp và trao đổi đoạn NST ở kì đầu I (tạo ra nhiều biến dị tổ hợp).

+ Sự phân li ở kì sau I (làm giảm số lượng NST đi một nửa trong mỗi tế bào mới)

=> Làm giảm một nửa số lượng NST, là cơ sở tạo nguồn biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hóa.

I. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH

1. Cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân

- Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ NST lưỡng bội (2n) trải qua 2 lần phân bào liên tiếp: giảm phân I và giảm phân II.

+ Kì trung gian: gồm các pha G1, S và G2. NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 chromatid dính với nhau ở tâm động.

+ Giảm phân I:

=> Giai đoạn phân chia thứ nhất của giảm phân làm giảm một nửa số lượng nhiễm sắc thể và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.

=> Đây là giai đoạn diễn ra sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và tổ hợp các nhiễm sắc thể không tương đồng.

+ Giảm phân II: Diễn ra tương tự như nguyên phân dẫn đến sự phân tách các chromatid và hoàn thành quá trình giảm phân.

- Giảm phân là cơ chế tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác