Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài Ôn tập phần 3

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài Ôn tập phần 3 - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở đâu?

  • Động vật
  • Thực vật
  • Cây cối
  • Tất cả các sinh vật

Câu 2: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

  • quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
  • tự dưỡng và dị dưỡng
  • quang dưỡng và hóa dưỡng
  • hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng

Câu 3: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là

  • quang tự dưỡng
  • quang dị dưỡng
  • hóa tự dưỡng
  • hóa dị dưỡng

Câu 4: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

  • quang tự dưỡng
  • quang dị dưỡng
  • hóa tự dưỡng
  • hóa dị dưỡng

Câu 5: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng

  • phân đôi
  • nảy chồi
  • bào tử trần
  • tiếp hợp

Câu 6: Sinh trưởng ở vi sinh vật là

  • sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật
  • sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật
  • sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật
  • sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể sinh vật thông qua quá trình sinh sản

Câu 7: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì

  • vi khuẩnhoàn toàn không có sự thay đổi về kích thước và khối lượng
  • vi sinh vật có kích thước rất nhỏ
  • vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh
  • khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên

Câu 8: Cho một số vai trò sau:

  1. Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô
  2. Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền
  3. Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus
  4. Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật

Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu 9: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

  • Liên kết peptide
  • Liên kết hóa trị
  • Liên kết hydrogen
  • Liên kết glycoside

Câu 10: Cho các thành tựu sau đây:

  1. Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm
  2. Sản xuất mì chính
  3. Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)
  4. Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học

Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu 11: Cho một số đặc điểm sau:

  1. Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh
  2. Có khả năng tổng hợp được một số chất quý
  3. Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa
  4. Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu 12: Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình nào

  • Phân giải các chất hữu cơ
  • Tổng hợp các chất hữu cơ
  • Chuyển hóa các chất vô cơ tạo nhiều sản phẩm hữu ích cho tự nhiên và con người
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Vi sinh vật còn được sử dụng để sản xuất sinh khối để làm gì?

  • Làm thuốc sâu
  • Làm chế phẩm hỗ trợ sức khỏe cho con người
  • Dùng làm thuốc
  • Dùng để ức chế sinh trưởng

Câu 14: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  • Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
  • Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường

Câu 15: Trình tự các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus là

  • xâm nhập -> hấp phụ -> tổng hợp -> lắp ráp -> phóng thích
  • xâm nhập -> hấp phụ -> lắp ráp -> tổng hợp -> phóng thích
  • hấp phụ -> xâm nhập -> lắp ráp -> tổng hợp -> phóng thích
  • bám dính (hấp phụ) -> xâm nhập -> sinh tổng hợp -> lắp ráp- > giải phóng

Câu 16: Sự liên kết giữa phân tử bề mặt của virus với thụ thể bề mặt của tế bào chủ xảy ra trong giai đoạn

  • bám dính (hấp thụ)
  • xâm nhập
  • tổng hợp
  • phóng thích

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập giữa phage và virus có màng bọc?

  • Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài
  • Ở phage, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid
  • Ở phage, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid
  • Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài

Câu 18: Vaccine là gì?

  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên
  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện 
  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên
  • Là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên

Câu 19: Nhiều bệnh virus ở người và động vật có khả năng tự lành là nhờ gì?

  • Các phản ứng phòng vệ của cơ thể
  • Thuốc kháng sinh
  • Do cơ thể có thuốc để chống lại
  • Do cơ thể khỏe mạnh

Câu 20: Thuốc chống virus hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • Ức chế một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn nhân lên của virus
  • Ức chế sự nhân lên của virus 
  • Ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào chủ bằng cách ức chế một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn nhân lên của virus
  • Ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào bất kỳ bằng cách ức chế một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn nhân lên của virus

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác