Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 16 Công nghệ tế bào

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16 Công nghệ tế bào- sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho biết: Phương pháp nào sau không tạo ra được nguồn biến dị di truyền?

  • Cấy truyền phôi.
  • Cho các cá thể cùng loài có kiểu gen khác nhau lai với nhau.
  • Dung hợp tế bào trần khác loài.
  • Chuyển gen từ loài này sang loài khác.

Câu 2: Chọn ý đúng: Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để nhân bản là?

  • tế bào động vật
  • tế bào tuyến sinh dục
  • tế bào tuyến vú
  • tế bào sinh dưỡng ban đầu

Câu 3: Cho biết: Khi nói về hoạt động nhân bản vô tính ở động vật, phát biểu nào đúng?

  • Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào xôma.
  • Nhân bản vô tính động vật là quá trình tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di chuyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu
  • Người ta lai 2 tế bào xôma với nhau.
  • Người ta lai tế bào xôma và tế bào trứng.

Câu 4: Đâu là gen quy định tổng hợp các chất

  • Hoocmôn sinh trưởng
  • Các kháng thể
  • Các kháng nguyên
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đâu là thành tựu của công nghệ tế bào động vật?

  • Tạo mô, cơ quan thay thế
  • Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
  • Nhân bản vô tính ở động vật
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Hãy cho biết: Con cừu được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính có tên là gì?

  • A-my.
  • Lo-li-ta
  • Dolly
  • Ma-ry

Câu 7: Đâu là phát biểu sai: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật?

  • Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
  • Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen
  • Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.
  • Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.

Câu 8: Hãy cho biết: Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người là thành tựu nhờ?

  • Công nghệ tạo động vật biến đổi gen.
  • Công nghệ tạo thực vật biến đổi gen.
  • Công nghệ tạo ra các chủng vi sinh vật mới
  • Công nghệ tế bào thực vật và động vật

Câu 9: Chọn ý đúng: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về?

  • Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.
  • Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.
  • Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.

Câu 10: Hãy xác định: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?

  • Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
  • Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
  • Tạo ra các động vật biến đổi gen.
  • Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.

Câu 11: Công nghệ tế bào là:

  • Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.

  • Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.

  • Các quy trình kỹ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô
  • Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 12: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp : 

  • nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
  • cấy truyền phôi
  • chuyển gen từ vi khuẩn
  • nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo

Câu 13: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  • Nuôi cấy hạt phấn.
  • Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.

  • Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.

  • Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.

Câu 14: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là: 

  • mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
  • thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên
  • được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
  • có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân

Câu 15: Cừu Dolly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :

  • Cừu cho nhân                                                          
  • Cừu cho trứng
  • Cừu cho nhân và cho trứng                                    
  • Cừu mẹ

Câu 16: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  • Nuôi cấy hạt phấn
  • Nuôi cấy mô tế bào
  • Cấy truyền phôi
  • Nhân bản vô tính

Câu 17: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

  • Biệt hóa và phản biệt hóa.
  • Nguyên phân liên tục.
  • Duy trì sự sống vĩnh viễn.
  • Giảm phân liên tục.

Câu 18: Biệt hóa là gì?

  • Là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới
  • Là quá trình một tế bào có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể
  • Là quá trình một tế bào phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể
  • Là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể

Câu 19: Tính toàn năng của tế bào là gì?

  • Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô
  • Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh 
  • Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp
  • Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường tự nhiên

Câu 20: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

  • Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.
  • Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bộ.
  • Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trông có kiểu gen đa dạng.
  • Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác