Đáp án Sinh học 10 Cánh diều bài 7 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Đáp án bài 7 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

MỞ ĐẦU

Câu 1: Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu (hình 7.1) thuộc loại tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

Đáp án chuẩn:

- Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ.

- Tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.

Câu 2: So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này.

Đáp án chuẩn:

- Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. 

- Khác nhau:  

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có kích thước nhỏ hơn.

Có kích thước lớn hơn.

Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân).

Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh).

Chưa có hệ thống nội màng.

Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.

Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc.

Không có hệ thống khung xương tế bào.

Có hệ thống khung xương tế bào.

I. TẾ BÀO NHÂN SƠ

Câu 1: Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào?

Đáp án chuẩn:

- Giới khởi sinh.

Luyện tập 1: Quan sát hình 7.2 và nêu tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò sau: 

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

a) Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.

b) Mang thông tin di truyền.

c) Bộ máy tổng hợp protein.

Đáp án chuẩn:

a) Thành tế bào

b) Vùng nhân

c) Ribosome

Câu 2: Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào?

Đáp án chuẩn:

- Bào tương và ribosome.

II. TẾ BÀO NHÂN THỰC

Câu 3: Quan sát các hình 7.2 và 7.3, nêu những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

Đáp án chuẩn:

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có những điểm giống nhau sau:

 

- Cấu trúc bao gồm màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.

- Hoạt động như một hệ thống mở tự duy trì và tự sản xuất: thu nhận dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, thực hiện các chức năng chuyên biệt và sinh sản qua phân bào.

- Thực hiện các quá trình trao đổi chất bao gồm thu nhận vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết, sản xuất năng lượng và sản phẩm phụ.

- Đáp ứng với sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như thay đổi nhiệt độ, pH, và nguồn dinh dưỡng.

Luyện tập 2: Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.

Đáp án chuẩn:

  • Giống nhau:
  • Đều có màng.
  • Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể Golgi, lưới nội chất, ribosome
  • Nhân: Có nhân con và chất nhiễm sắc.
Tế bào thực vậtTế bào động vật
  • Có màng cellulose
  • Có các lạp thể đặc biệt là lục lạp → tự dưỡng.
  • Chỉ có ở tế bào thực vật bậc thấp
  • Không có trung thể 
  • Không có lysosome
  • Có không bào chứa dịch lớn.

 

  • Không có màng cellulose
  • Không có lục lạp nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ → dị dưỡng.
  • Có trung thể
  • Có lysosome (thể hòa tan).
  • Không có không bào chứa dịch, chỉ có không bào tiêu hóa, không bào bài tiết.

Luyện tập 3: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào?

Đáp án chuẩn:

Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật: sinh vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào), động vật, thực vật và nấm (sinh vật đa bào).

 

Luyện tập 4: Lập bảng phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực về các đặc điểm như: kích thước, thành tế bào, nhân, DNA (dạng vòng hay không vòng), bào quan có màng,... theo gợi ý bảng 7.1.

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

Đáp án chuẩn:

Đặc điểm

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Kích thước

Rất nhỏLớn hơn tế bào nhân sơ

Thành tế bào

Có ở hầu hết vi khuẩnChỉ có ở tế bào thực vật

Nhân

Chưa chính thức, không có màng bao bọcChính thức, có màng bao bọc

DNA

Dạng vòng képKhông có dạng vòng

Bào quan có màng

Hầu hết các bào quan đều không có màng.Các bào quan có màng đơn hoặc màng kép. Ngoài ra, cũng có bào quan không có màng như ribosome.

Vận dụng 1: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này?

Đáp án chuẩn:

Thực vật có khả năng quang hợp nhờ vào lục lạp có trong các tế bào, là nơi chứa chất diệp lục, hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp.

III. THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO NHÂN SƠ

Câu 4: Vẽ và mô tả tóm tắt hình dạng các loại vi khuẩn em đã quan sát được. Viết báo cáo thực hành theo gợi ý ở bài 6.

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

Đáp án chuẩn:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Thực hành quan sát tế bào nhân sơ

Tên nhóm: ...

1. Mục đích thí nghiệm:

  • Quan sát hình dạng một số loại vi khuẩn.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

  • Mẫu vật: Dịch chứa vi khuẩn (nước dưa chua, dịch sữa chua, nước thịt luộc để nguội sau 24 – 48 giờ,…).
  • Tranh, ảnh hoặc video về một số loại vi khuẩn.
  • Hóa chất: Dung dịch thuốc nhuộm fuchsin, nước cất.
  • Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, dầu soi kính, lam kính, kim mũi mác, đèn cồn, giấy thấm, đĩa đồng hồ, ống nhỏ giọt.

3. Các bước tiến hành:

Để chuẩn bị mẫu vi khuẩn trên lam kính:

- Lấy dịch từ lọ mẫu và nhỏ lên lam kính.

- Dàn mỏng giọt dịch bằng kim mũi mác.

- Hơ nhẹ lam kính để nước bay hơi.

- Nhỏ thuốc nhuộm fuchsin và để yên 2 phút.

- Nhỏ từ từ nước cất lên lam kính, rửa cho đến khi nước không còn màu nhuộm.

- Thấm khô bằng giấy thấm.

- Đặt và cố định lam kính.

- Quan sát ở 10× và 100× để xem hình dạng vi khuẩn.

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

- Vi khuẩn Bacillus sp có hình que, hai đầu thuôn tròn, có  thể đứng độc lập hoặc xếp thành chuỗi.

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

Vi khuẩn Bacillus sp.

- Một số vi khuẩn khác:

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

5. Kết luận:

Tế bào nhân sơ nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi, có hình dạng đa dạng như hình cầu, que, xoắn,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác