Tắt QC

Trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức học kì II(P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức học kì 2(P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi Quan hệ với nhân dân người quân nhân cần phải ?

  • A. Thực hiện nghiêm "12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân"
  • B. Giữ đúng bản chất "Bộ đội Cụ Hồ"
  • C. Thực hiện tốt lễ tiết tác phong quân nhân, không làm điều ảnh hưởng đến uy tín của Quân đội.
  • D. Cả A, B, C đúng

Câu 2: Trách nhiệm của quân nhân là gi?

  • A. Quân nhân phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa
  • B. Triệt để chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật Quân đội
  • C. Phải bảo vệ danh dự của quân nhân cách mạng, truy'n thống vinh quang của Quân đội và đơn vị mình phục vụ.
  • D. Cả A, B, C đúng

Câu 3: Bộ trang phục trong hình là trang phục của:

Bộ trang phục trong hình là trang phục của:

  • A. Hải quân
  • B. Đặc công
  • C. Công an
  • D. Cảnh sát giao thông

Câu 4: Ý nào dưới đây nằm thuộc chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày của quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam?

  • A. Treo quốc kỳ
  • B. Điểm danh, điểm quân số
  • C. Lau vũ khí, khí tài trang bị
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 5: Bộ trang phục trong hình là trang phục của:

Bộ trang phục trong hình là trang phục của:

  • A. Hải quân
  • B. Đặc công
  • C. Công an
  • D. Cảnh sát giao thông

Câu 6: Những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là:

  • A. Nhuộm tóc khác màu đen
  • B. Deo kính đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác
  • C. Để tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm việc
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7:  Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

  • A. Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội
  • B. Vận dụng các tư thế vận động phù hợp ở mọi địa hình
  • C. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật
  • D. Hạn chế quan sát, chớp thời cơ tiến thẳng tới mục tiêu

Câu 8: Động tác trườn thường vận dụng trong những trường hợp nào?

  • A. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người.
  • B. Khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 9: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác đi khom?

  • A. khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.
  • B. khi ta ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 10: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác chạy khom?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 11: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác bò cao?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 12: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác đi trườn?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 13: Nội dung cụ thể của các biện pháp phòng tránh bom, đạn của địch không có một trong các nội dung sau?

  • A. Phải tổ chức trinh sát kịp thời
  • B. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch
  • C. Phải thông báo, báo động kịp thời
  • D Nên hoạt động ở nơi ít bom đạn

Câu 14: Để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi có tình huống bom, đạn địch gây ra cần lưu ý gì ?

  • A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tình huống đó
  • B. Phải cứu người trước, cứu mình sau
  • C. Dứt khoát phải có lực lượng y tế để cứu người
  • D. Tự cứu là chính, nhanh chóng báo cho đội cấp cứu

Câu 15: Vũ khí trong hình dưới đây tên là gì?

Bộ trang phục trong hình là trang phục của:

  • A. Bom quả cam
  • B. Bom hạt nhân
  • C. Mìn M14
  • D. Đạn M79

Câu 16: Bom là gì?

  • A. một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • B. Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
  • C. vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  
  • D. Một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. 

Câu 17: Mìn là gì? 

  • A. một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • B. Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
  • C. vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  
  • D. Một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. 

Câu 18: Hiện tượng chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.
  • B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.
  • C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.
  • D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.

Câu 19: Các bước có trong cấp cứu khi bị ngất bao gồm: 

  • A. Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau.
  • B. Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm (dãi) ở, mũi, miệng
  • C. Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông. Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 20: Các bước có trong cấp cứu khi bị rắn cắn bao gồm:

  • A. Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
  • B. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
  • C. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 21: Cách cấp cứu khi bị say nắng là: 

  • A. Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo
  • B. Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá
  • C. Cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyển ngay đến bệnh viện.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 22: Ý nào dưới đây thuộc nguyên tắc đặt garo?

  • A. Đặt garo phía trên vết thương và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch, vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. 
  • B. Cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc hoặc càu khuy. 
  • C. Sau khi đặt garo, phải nới garo 1 giờ 1 lần, không để garo quá 3-4 giờ. 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 23: Có mấy loại bỏng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 24:  Động tác quay tại chỗ dùng để làm gì?

  • A. Để đổi hướng theo đúng ý định, giữ được vị trí đứng
  • B. Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng
  • C. Để đổi thực hiện lệnh của người chỉ huy một cách chính xác
  • D. Để nhanh chóng đổi đội hình, giữ được đúng hướng

Câu 25: Trong đội ngũ từng người không có súng, khẩu lệnh dùng trong các cách quay tại chỗ

  • A. chỉ có dự lệnh “….quay”
  • B chỉ có động lệnh “…quay”
  • C. gồm có động lệnh và dự lệnh
  • D. có động lệnh và dự lệnh như nhau

Câu 26: Động tác đứng lại có mấy cử động?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 27: Trong động tác đứng lại, cử động thứ nhất là:

  • A. chân trái bước lên 1 bước
  • B. chân phải đưa lên ngang với chân trái
  • C. chân phải bước lên 1 bước
  • D. chân trái đưa lên ngang với chân phải

Câu 28: Trong động tác đứng lại, hai tay để như thế nào?

  • A. khoanh trước ngực
  • B. giơ tay lên đầu
  • C. về thành tư thế đứng nghiêm
  • D. để tay sau lưng.

Câu 29: Khi nghe dứt động lệnh "quay" phải làm mấy cử động?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 30:  Ý nào dưới đây là cử động 1 khi nghe hiệu lệnh "bên phải - quay"?

  • A. Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của người quay toàn thân sang phải 90 độ, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.
  • B. Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của người quay toàn thân sang trái 90 độ, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.
  • C. Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của người quay toàn thân sang phải 80 độ, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.
  • D. Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của người quay toàn thân sang phải 180 độ, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

Câu 31: Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, nhưng vẫn giữ được vị trí đứng phải có động tác nào?

  • A. Giậm chân tại chỗ, đổi hướng
  • B. Đối chân trong khi giậm chân
  • C. Các cách quay tại chỗ
  • D. Đi đều đổi hướng

Câu 32: Tiến lùi, qua phải, qua trái vận dụng trong trường hợp nào?

  • A. Để di chuyển cự li ngắn từ 6 bước trở lại
  • B. Để di chuyển cự li ngắn từ 5 bước trở lại
  • C. Để di chuyển cự li ngắn từ 4 bước trở lại
  • D. Để di chuyển cự li ngắn từ 3 bước trở lại

Câu 33: Khi nghe dứt động lệnh “ Bước” thực hiện động tác tiến, lùi như thế nào?

  • A. Chân trái bước lên cách chân phải 60cm, sau dó đứng nghiêm rồi chân phải bước tiếp
  • B. Chân trái bước lên cách chân phải 60cm, sau đến chân phải bước tiếp cách chân trái 60cm
  • C. Chân phải bước lên cách chân phải 60cm, sau đến chân trái bước tiếp cách chân trái 60cm
  • D. Chân phải bước lên cách chân phải 60cm, sau dó đứng nghiêm rồi chân trái bước tiếp

Câu 34: Trong đội ngũ từng người không có súng, động tác chào cơ bản có:

  • A. Chào khi đang đội mũ
  • B. Chào khi đội mũ cứng, mũ mềm
  • C. Chào khi đội mũ cứng, mũ kêpi
  • D. Chào khi có mũ keepi, mũ mềm

Câu 35: Khi tiến, lùi, mỗi bước chân là bao nhiêu cm

  • A. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 70cm
  • B. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 65cm
  • C. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 60cm
  • D. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 55cm

Câu 36: Khi Quan hệ với người nước ngoài người quân nhân cần phải ?

  • A. Quân nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế ngoại giao.
  • B. Phải tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của nước đó.
  • C. Phải giữ gìn đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của một quân nhân trong Quân đội.
  • D. Cả A, B, C đúng

Câu 37: Tổ chức kiểm tra quân trang của người chỉ huy ở các cấp Tiểu đội?

  • A. Mỗi tuần một lần.
  • B. Mỗi tháng một lần
  • C. Ba tháng một lần
  • D. Sáu tháng một lần

Câu 38: Chức trách quân nhân phải thực hiện là gi?

  • A. Tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên
  • B. Giữ gìn vũ khí trang bị, tài sản của Quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công, không tham ô lãng phí.
  • C. Tuyệt đối giữ bí mật của Nhà nước và Quân đội
  • D. Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân

Câu 39: Quân đội có lực lượng nào?

  • A. Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị
  • B. Lực lượng chủ lực và lực lượng địa phương
  • C. Lực lượng chiến đấu và lực lượng sẵn sàng chiến đấu
  • D. Lực lượng chính quy và lực lượng dự bị

Câu 40: Phân cấp quản lý chất lượng quân nhân đến từng chiến sĩ là:

  • A. Cấp binh chủng
  • B. Cấp sư đoàn và tương đương
  • C. Cấp tiểu đoàn và tương đương
  • D. Cấp đại đội và tương đương

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác