Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 8: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 8 Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Đúng. Vì nó sẽ thay đổi dựa trên ngữ cảnh, cảm xúc của người nói.
  • B. Sai. Vì người nói không thể nói quá dài được
  • C. Phụ thuộc vào người nghe và cảm nhận
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Ngôn ngữ nói không được sử dụng tiếng lóng, giản lược, đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Sai. Ngôn ngữ viết không được sử dụng tiếng lóng, giản lược còn ngôn ngữ nói vẫn sử dụng để biểu lộ cảm xúc.
  • B. Đúng. Vì nó thể hiện sự tôn trọng của người nói với đối tượng nghe
  • C. Tùy theo tình huống ngữ cảnh.
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 3: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

  • A. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.
  • B. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.
  • C. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
  • D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.

Câu 4: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về đoạn văn sau:

- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?

[...]

- Rõ khéo cho anh, bốn cẳng lại so với sáu cẳng được à

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

  • A. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  • B. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  • C. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  • D. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

Câu 5: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về đoạn văn sau:

- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?

[...]

- Rõ khéo cho anh, bốn cẳng lại so với sáu cẳng được à

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

  • A. Từ ngữ tự nhiên
  • B. Từ ngữ chọn lọc
  • C. Từ ngữ có tính khẩu ngữ
  • D. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 6: Câu nào dưới đây là một ví dụ về tiếng lóng?

  • A. cái xe giá thiệt là bèo
  • B. thương mại điện tử
  • C. Bloger
  • D. ca này rất nặng (y tế)

Câu 7: Để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất?

  • A. Nội dung thông điệp
  • B. Giọng nói
  • C. Hình ảnh và cử chỉ
  • D. Cảm xúc

Câu 8: Giao tiếp phi ngôn là kết quả của?

  • A. Quá trình cảm giác diễn ra khi chúng ta tiếp xúc với đối tượng
  • B. Quá trình tri giác diễn ra khi chúng ta tiếp xúc với đối tượng
  • C. Quá trình cảm giác, tri giác diễn ra khi chúng ta tiếp xúc với đối tượng
  • D. Quá trình tri giác diễn ra sau khi chúng ta tiếp xúc với đối tượng

Câu 9: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện:

  • A. Đặc điểm bên ngoài như: Vẻ mặt, dáng điệu, ánh mắt, tác phong, ăn mặc
  • B. Nói cười, vui vẻ
  • C. Ngữ điệu, âm điệu
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Trong giao tiếp chỉ có thể sử dụng phương tiện?

  • A. Suy nghĩ
  • B. Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
  • C. Hành vi
  • D. Lời nói

Câu 11: Để giao tiếp đạt hiệu quả con người nên?

  • A. Nên sử dụng ngôn ngữ có lời
  • B. Sử dụng nhuần nhuyễn kết hợp giữa ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời
  • C. Sử dụng nhiều ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ không lời chỉ phụ họa
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Phân loại theo phương tiện giao tiếp chia thành:

  • A. Giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
  • B. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
  • C. Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
  • D. Giao tiếp cá nhân và nhóm

Câu 13: Điều nào sau đây không phải phương tiện của giao tiếp  

  • A. Ngôn ngữ nói 
  • B. Ngôn ngữ viết 
  • C. Ánh mắt 
  • D. Phi ngôn ngữ

Câu 14: Các loại phi ngôn từ sử dụng trong hùng biện: 

  • A. Giọng nói, nét mặt, đôi mắt, cánh tay 
  • B. Giọng nói, dáng điệu và cử chỉ, nét mặt 
  • C. Giọng nói, dáng điệu và cử chỉ, đôi mắt,  
  • D. Giọng nói, dáng điệu và cử chỉ, nét mặt, đôi mắt, cánh tay

Câu 15: Trong phương tiện phi ngôn ngữ, hãy sử dụng nụ cười?

  • A. Thân thiện
  • B. Niềm nở
  • C. 1 hồi chuông
  • D. Tin cậy

Câu 16: Khi nào giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?

  • A. Khi muốn đưa ra nhiều câu hỏi
  • B. Khi muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề
  • C. Khi muốn trình bày một ý tưởng phức tạp
  • D. Khi muốn tránh nói chuyện với ai đó

Câu 17: Do không có sự hỗ trợ của những tín hiệu phi ngôn ngữ khác, nên khi bạn sử dụng điện thoại, thì..... là yếu tố phi ngôn ngữ quan trọng

  • A. Cử chỉ và giọng nói
  • B. Cử chỉ và giọng điệu
  • C. Ngữ pháp và phong cách câu
  • D. Tông giọng nói và nghi thức

Câu 18: Điều nào sau đây không mô tả chính xác về giao tiếp phi ngôn ngữ?

  • A. Nét mặt là phần biểu cảm nhất của cơ thể
  • B. Cử chỉ giúp minh họa và củng cố thông điệp bằng lời
  • C. Ý nghĩa của các cử chỉ là như nhau đối với các nền văn hóa
  • D. Đôi mắt là biểu đạt phi ngôn ngữ quan trọng nhất trên khuôn mặt

Câu 19: Các số liệu thường được sử dụng để làm gì với tính chất là phương tiện phi ngôn ngữ?

  • A. Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác.
  • B. Cung cấp những thông tin mơ hồ, gợi tả.
  • C. Tạo nên sự hài hoà về hình thức.
  • D. Tạo nên sự hài hoà về nội dung.

Câu 20: Người viết cần lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp theo:

  • A. Ý nghĩa ẩn của văn bản
  • B. Khả năng câu view
  • C. Mục đích sử dụng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác