Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 6: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 6 Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
Câu 1: Xác định câu văn không sử dụng phép lặp cấu trúc?
- A. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa
- B. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
C. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- D. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập
Câu 2: Xác định cấu trúc của cặp câu:
"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
- A. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
- B. Danh từ + định tố
- C. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
D. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ
Câu 3: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?
- A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
- B. Phép lặp cấu trúc và đảo trật tự cú pháp.
C. Phép lặp cấu trúc và sử dụng các từ láy gợi hình.
- D. Phép lặp cấu trúc và phép liệt kê.
Câu 4: Hiệu quả nghệ thuật mà biện phép lặp cấu trúc mang lại là gì?
- A. Tạo âm hưởng, tạo ấn tượng.
- B. Nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung cần biểu đạt.
- C. Khiến người đọc dễ nhớ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép lặp cấu trúc:
- A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
- B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
- (Nhị Hồ - Xuân Diệu)
D. A và C đều đúng
Câu 6: Trích đoạn trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu:
“Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.”
Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp nào?
- A. Biện pháp đối
- B. Biện pháp thế
C. Biện pháp lặp cấu trúc
- D. Biện pháp liên tưởng
Câu 7: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì?
- A. Lưng mẹ còng đối lập với cau vẫn thẳng
- B. Cau - ngọn xanh rờn đối lập với mẹ - đầu bạc trắng
- C. Cau ngày càng cao đối lập với mẹ ngày một thấp/ Cau gần với giời đối lập với mẹ thì gần đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Đặc điểm nào không cần thiết phải có trong phép đối?
- A. Số tiếng: giống nhau
B. Thanh điệu: đối B – T
- C. Từ loại: cùng từ loại (DT, ĐT, TT, ...)
- D. Nghĩa: trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.
Câu 9: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
A. Phép lặp
- B. Liệt kê
- C. Chêm xen
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Phép lặp cú pháp là:
- A. Lặp lại từ ngữ trong câu
- B. Lặp lại hình thức ngữ âm
C. Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu
- D. Lặp lại chủ ngữ trong câu
Câu 11: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?
- A. Nghệ thuật
- B. Chính luận
- C. Hành chính
D. Báo chí
Câu 12: Phép đối là gì?
- A. Là cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, các thành phần câu, vế song song cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt
- B. Phép đối có vai trò nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 13: Phép đối có đặc điểm gì?
- A. Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
- B. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
- C. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
D. Cả A, B, C và D đều đúng
Câu 14: Tác dụng của phép đối là gì?
- A. Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
- B. Tạo ra sự hài hoà về thanh
- C. Nhấn mạnh ý
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 15: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?
- A. Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân
- B. Xuân đến, khắp nước vui như Tết
- C. Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết
D. Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân
Câu 16: Câu nào dưới đây sử dụng phép đối?
- A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
- B. Có bầu, có bạn, can chi tủi
- Cùng gió, cùng mây, thế mới vui
- C. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
- Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
D. Cả A và C đều đúng
Câu 17: Câu nào không sử dụng phép đối trong các câu sau:
A. Gươm mài đá, đá núi phải mòn
- Voi uống nước, nước sông phải cạn
- B. Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
- Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
- C. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
- Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ
- D. Ví đây đổi phận làm trai được
- Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
Phép đối là cách _____ từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí ____ nhau, để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
- A. sắp đặt – đối xứng
- B. lựa chọn – cân xứng
C. sắp đặt – cân xứng
- D. lựa chọn – đối xứng
Câu 19: Phép điệp từ là gì?
A. Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- B. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- D. Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 20: Câu nào sau đây là câu theo phép tiểu đối?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
- B. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
- C. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
- D. Tất cả các câu trên
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận