Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 6: Vương quốc Phù Nam (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 6: Vương quốc Phù Nam (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nước Phù Nam ra đời khi nào?
A. Thế kỉ thứ I.
- B. Thế kỉ thứ II.
- C. Thế kỉ thứ III.
- D. Thế kỉ thứ IV.
Câu 2: Sự thành lập của nước Phù Nam gắn với truyền thuyết về:
- A. Cuộc hôn nhân giữa Mị Châu và Trọng Thủy.
- B. Cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.
C. Cuộc hôn nhân giữa Hỗn Điền và Liễu Diệp.
- D. Cuộc hôn nhân giữa Sơn Tinh và Mị Nương.
Câu 3: Đâu là đáp án đúng khi nói về sự thành lập của nước Phù Nam?
- A. Nước Phù Nam ra đời vào thế kỉ II.
- B. Sự thành lập của nước Phù Nam đi liền với truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Mị Châu và Trọng Thủy.
- C. Thể hiện qua một số bằng chứng di chỉ khảo cổ học như Óc Eo, Trống đồng Đông Sơn.
D. Sự thành lập của nước Phù Nam đi liền với truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Hỗn Điền và Liễu Diệp.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam?
- A. Thể hiện qua một số bằng chứng di chỉ khảo cổ học như Óc Eo, Trống đồng Đông Sơn.
B. Nhiều hiện vật khảo cổ học đã được tìm thấy như đồ gốm, tượng Phật, đồ trang sức,…
- C. Dấu tích nền đất bằng gạch do cư dân Phù Nam xây dựng ở Óc Eo.
- D. Tượng Phật đứng của cư dân Phù Nam được tìm thấy nhiều ở Đồng bằng sông Hồng
Câu 5: Trên địa bàn sinh sống của cư dân Phù Nam xưa, nhiều hiện vật khảo cổ học đã được tìm thấy là:
A. Đồ gốm, tượng Phật, đồ trang sức.
- B. Đồ gia dụng, bình gốm, bát.
- C. Cuốc, rựa, dao.
- D. Ấm trà, đá quý, lưỡi cày.
Câu 6: Vương quốc Phù Nam được cai trị bởi ai?
A. Nữ vương Liễu Diệp.
- B. Công chúa Mị Châu.
- C. Mị Nương.
- D. Âu Cơ.
Câu 7: Tượng Phật đứng của cư dân Phù Nam được tìm thấy nhiều ở đâu?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Đông Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
- C. Trung Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8: Nền Chùa ở tỉnh Kiên Giang khai quật được bao nhiêu pho tượng?
- A. 10.
B. 20.
- C. 30.
- D. 40.
Câu 9: Nhẫn của cư dân Phù Nam thường được làm bằng gì?
- A. Bạc.
- B. Đồng.
C. Vàng.
- D. Nhôm.
Câu 10: Nước Phù Nam ra đời, thể hiện qua một số bằng chứng di chỉ khảo cổ học như:
- A. Óc Eo, Nền chùa và Cạnh Đền, Trống đồng Đông Sơn.
- B. Nền chùa và Cạnh Đền, Trống đồng Đông Sơn, Gò Tháp.
C. Óc Eo, Nền chùa và Cạnh Đền, Gò Tháp.
- D. Gò Tháp, Óc Eo, Trống đồng Đông Sơn.
Câu 11: Dấu tích nền đất bằng gạch do cư dân Phù Nam xây dựng Óc Eo ở đâu?
- A. Kiên Giang.
- B. Đồng Tháp.
- C. Biên Hòa.
D. An Giang.
Câu 12: Nền Chùa và Cạnh Đền ở đâu?
- A. Khánh Hòa.
- B. Biên Hòa.
C. Kiên Giang.
- D. Tây Nguyên.
Câu 13: Theo truyền thuyết Hỗn Điền – Liễu Diệp, tại sao hôm sau Hỗn Điền tìm đến đền thần?
A. Vì đêm nằm mộng được thần ban cho làm vua.
- B. Vì muốn lấy được dây cung thần.
- C. Vì biết trước được sẽ đánh thắng quân Liễu Diệp.
- D. Vì muốn đến cầu bình an, sức khỏe.
Câu 14: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
- A. Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Trung Bộ.
Câu 15: Nghệ thuật điêu khắc của người Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của quốc gia nào?
- A. Đại Việt.
B. Ấn Độ.
- C. Trung Quốc.
- D. Triều Tiên.
Bình luận