Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Trần Quốc Tuấn.
- B. Ngô Quyền.
C. Lê Lợi.
- D. Phạm Ngũ Lão.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhằm đánh đuổi quân nào?
- A. Quân Thanh.
B. Quân Minh.
- C. Quân Tống.
- D. Quân Mông.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân thắng lợi, ách thống trị của:
- A. Nhà Thanh bị lật đổ.
B. Nhà Minh bị lật đổ.
- C. Nhà Tống bị lật đổ.
- D. Nhà Tần bị lật đổ.
Câu 4: Các vua Triều Hậu Lê chú trọng thực hiện:
- A. Các chính sách cải tạo đất và chăn nuôi.
- B. Các chính sách thi cử và phát triển công nghiệp.
C. Các chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
- D. Các chính sách đổi mới kinh tế, xóa nạn mù chữ.
Câu 5: Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của ai?
- A. Ngô Sĩ Liên.
B. Nguyễn Trãi.
- C. Lương Thế Vinh.
- D. Lê Lợi.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng về khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- B. Nhiều người tài giỏi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Lê Lai,…cũng tham gia nghĩa quân.
- C. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng nhiều trận trong 10 năm.
D. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ách thống trị tàn bạo của nhà Thanh bị lật đổ.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
- C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
- D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
- B. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
- C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
D. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
Câu 9: Lê Lợi đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai ở đâu?
A. Thanh Hóa.
- B. Nghệ An.
- C. Ninh Bình.
- D. Huế.
Câu 10: Ai là người đã dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi?
- A. Lê Lai.
B. Nguyễn Trãi.
- C. Lê Đại Hành.
- D. Nguyễn Chích.
Câu 11: Đâu là ý đúng khi nói về Lê Lai?
A. Là vị tướng quân ở bên cạnh Lê Lợi.
- B. Là vị tướng lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn.
- C. Là người văn võ song toàn được Quang Trung trọng dụng.
- D. Là học trò của Lê Lợi.
Câu 12: Đâu là tác phẩm tập hợp những kế sách lớn nhằm diệt giặc cứu nước mà Nguyễn Trãi đã nghiên cứu?
- A. Bình Ngô Đại Cáo.
B. Bình Ngô sách.
- C. Hịch tướng sĩ.
- D. Đại Việt sử ký toàn thư.
Câu 13: Trận chiến Chi Lăng quân ta mai phục và giả thua ở đâu?
- A. Cửa ải Khâu Ôn.
- B. Cửa ải Lưu.
- C. Cửa ải Chi lăng.
D. Cửa ải Pha Lũy.
Câu 14: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Năm 1418,… do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra tại vùng rừng núi Lam Sơn.
- A. Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ.
- B. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
- C. Khởi nghĩa Triệu Quang Phục.
D. Khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 15: Đâu là ý đúng khi nói về Lê Thánh Tông?
- A. Là vị vua đầu tiên của Triều Hậu Lê.
- B. Là một trong những vị vua trị vì ít nhất của Triều Hậu Lê.
C. Là một trong những vị vua trị vì nhiều nhất của Triều Hậu Lê.
- D. Ông là người viết tác phẩm Đại thành toán pháp.
Bình luận