Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối Ôn tập chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 (P3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quân đội Đồng minh nào dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật kéo vào Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?
A. Trung Hoa Dân Quốc.
- B. Anh.
- C. Pháp.
- D. Mĩ.
Câu 2: Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào?
- A. Ngày 5 – 1 – 1946.
B. Ngày 6 – 1 – 1946.
- C. Ngày 8 – 1 – 1946.
- D. Ngày 9 – 1 – 1946.
Câu 3: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề:
- A. hơn 60% dân số không biết chữ.
B. hơn 90% dân số không biết chữ.
- C. hơn 70% dân số không biết chữ.
- D. hơn 80% dân số không biết chữ.
Câu 4: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào thời gian nào?
- A. 9/1946.
- B. 10/1946.
C. 11/1946.
- D. 12/1946.
Câu 5: Sau cuộc bầu cử Quốc hội (6/1/1946), hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào ?
- A. Bắc Bộ và Nam Bộ.
- B. Nam Bộ và Trung Bộ.
- C. Bắc Bộ và Trung Bộ.
- D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 6: Sau năm 1954, mục tiêu chung của cách mạng hai miền Bắc – Nam Việt Nam là gì ?
- A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- B. Kháng chiến chống Mĩ ở miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam.
C. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
- D. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Câu 7: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều
- A. Hình thành liên minh công - nông.
- B. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất
- C. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
D. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
Câu 8: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.
- C. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.
- D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 9: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
- A. “Cam kết và mở rộng”.
- B. “Bên miệng hố chiến tranh”.
- C. “Ngăn đe thực tế”.
D. “Phản ứng linh hoạt”
Câu 10: Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên đường số 4 trong chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947 là:
- A. Thất Khê.
- B. Đông Khê.
C. Đèo Bông Lau.
- D. Đoan Hùng.
Câu 11: Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là:
- A. Đèo Bông Lau.
B. Đoan Hùng, Khe Lau.
- C.Thất Khê.
- D.Đông Khê
Câu 12: Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947 là:
- A. đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.
B. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
- C. bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.
- D. tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.
Câu 13: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng không được thể hiện văn kiện lịch sử nào dưới đây?
- A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
- C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Tác phẩm Vấn đề dân cày.
Câu 14: Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc năm 1947 là gì?
- A. Mở rộng vùng chiếm đóng.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
- D. Buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là âm mưu và hành động của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Rơ - ve?
- A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4.
- B. Thiết lập hành lang Đông - Tây.
C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
- D. Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
Câu 16: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương (1945-1954) là:
- A. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- B. trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- C. toàn dân, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
D. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Câu 17: Thắng lợi nào của Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với Việt Nam?
A. Việt Bắc thu - đông (1947).
- B. Biên giới thu - đông 1950.
- C. Chiến dịch Tây Bắc (1953).
- D. Chiến dịch Tây Nguyên (1954).
Câu 18: “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” là ngày nào?
- A. Ngày 9 – 5 hàng năm.
- B. Ngày 15 – 8 hàng năm.
C. Ngày 5 – 9 hàng năm.
- D. Ngày 25 – 6 hàng năm.
Câu 19: Thực dân Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2/1946) để thực hiện âm mưu gì?
- A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật.
- B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
- C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.
D. Hợp thức hóa việc quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
Câu 20: Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
- B. Giải quyết tranh chấp bằng quân sự.
- C. Nhận nhượng mọi yêu sách của đối phương.
- D. Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
Câu 21: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
- A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình.
- C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
- D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 22: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?
- A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
- B. Do Trung Hoa Dân quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất giá.
- C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới.
D. Ta chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 23: Nội dung nào không phản ánh đúng sai lầm mà miền Bắc gặp phải trong công cuộc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954 – 1956)?
- A. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ phong kiến.
- B. Không nhìn nhận chính xác những địa chủ tham gia kháng chiến, tầng lớp trên có công với cách mạng.
- C. Không nắm vững phân định thành phần giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều.
D. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.
Câu 24: Nội dung nào phản ánh ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”?
A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng.
- B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại của chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
- C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, bước đầu lật đổ chính quyền tay sai.
- D. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục của cách mạng miền Nam.
Câu 25: Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)?
- A. Hơn 90% hộ nông dân vào hợp tác xã.
- B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
- C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
Câu 26: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
B. Đại hội đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận