Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều Ôn tập chương 5: Thế giới từ 1991 đến nay (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập chương 5: Thế giới từ 1991 đến nay (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRÁC NGHIỆM

Câu 1: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ?

  • A. Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thực dân nhằm thu hồi chủ quyền dân tộc đối với các vùng lãnh thổ.
  • B. Toàn Đông Nam Á đang gặp khó khăn lớn trong công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh.
  • C. Sự hình thành nhiều tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới, đặc biệt là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu.
  • D. Các cường quốc bên ngoài chấm dứt chính sách can thiệp vào công cuộc nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 2: Liên Xô tan rã vào thời gian nào?

  • A. 25/12/1991.
  • B. 15/11/1994.
  • C. 19/10/1990.
  • D. 13/04/1993.

Câu 3: Lĩnh vực nào được các nước lấy làm trọng tâm?

  • A. Quân sự.
  • B. Kinh tế.
  • C. Chính trị.
  • D. Tư tưởng.

Câu 4: Nguyên nhân nào khiến tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ tan vỡ?

  • A. Các nước thuộc địa đứng lên giải phóng.
  • B. Nền kinh tế của Mĩ đang có dấu hiệu suy giảm. 
  • C. Chủ nghĩa xã hội trở thành xu hướng mới trên thê giới.
  • D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phục hồi của Nga.

Câu 5: Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?

  • A. V.Putin.
  • B. B. Enxin.
  • C. D. Medvedev.
  • D. V. Vorotnikov.

Câu 6: Nét nổi bật trong đối nội ở Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 2000 là:

  • A. xung đột lãnh thổ với láng giềng.
  • B. sự tranh chấp giữa các tôn giáo.
  • C. sự tranh chấp giữa các đảng phái.
  • D. chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh.

Câu 7: Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

  • A. Trình độ khoa học – kĩ thuật ngày càng bị tụt hậu.
  • B. Chiến lược toàn cầu nhanh chóng bị sụp đổ.
  • C. Nền kinh tế tăng trưởng không liên tục.
  • D. Đánh mất vị trí cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Câu 8: Sau khi Liên Xô tan rã,

  • A. Liên bang Nga là quốc gia kế tục.
  • B. Trung Quốc là quốc gia kế tục.
  • C. Triều Tiên là quốc gia kế tục.
  • D. Cu-ba là quốc gia kế tục.

Câu 9: Kinh tế Liên bang Nga phát triển qua mấy giai đoạn?

  • A. Hai giai đoạn.
  • B. Ba giai đoạn.
  • C. Bốn giai đoạn.
  • D. Năm giai đoạn.

Câu 10: Đợt sửa đổi Hiến pháp nào của Liên bnag Nga đã tăng lên quyền hạn cho Quốc hội và Tổng thống?

  • A. Năm 2008 và năm 2020.
  • B. Năm 2009 và năm 2019.
  • C. Năm 2007 và năm 2021.
  • D. Năm 2006 và năm 2018.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế Liên bang Nga từ năm 1999 đến nay?

  • A. Thực hiện các chính sách ngắn hạn.
  • B. Là giai đoạn phục hồi, tăng trưởng nhưng không ổn định.
  • C. Nền kinh tế Nga đứng thứ 5 châu Âu vào năm 2020.
  • D. Thúc đẩy hội nhập với kinh tế thế giới, xây dựng nền kinh tế thị trường, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước.

Câu 12: Đâu không phải là chính sách đối ngoại của Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 1999?

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao phương Tây (1991 – 1993).
  • B. Từ năm 1994, chuyển sang ‘‘cân bằng Á – Âu’’.
  • C. Chú trọng ngoại giao với các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập.
  • D. Đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây.

Câu 13: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng

  • A. luôn là con số âm.
  • B. chậm phát triển.
  • C. không phát triển.
  • D. trì trệ, chậm phát triển.

Câu 14: Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

  • A. Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển.
  • B. Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây.
  • C. Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga.
  • D. Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.

Câu 15: Trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1991 – 2000 là

  • A. cạnh tranh với Trung Quốc và các cường quốc khác.
  • B. thiết lập trật tự thế giới mới theo xu hướng đơn cực.
  • C. phát động chiến lược toàn cầu chống khủng bố.
  • D. cải thiện quan hệ với Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa.

Câu 16: Tình hình kinh tế của Mỹ giai đoạn 1991 - 2000 là

  • A. tăng trưởng chậm, lạm phát và thất nghiệp gia tăng.
  • B. bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi Trung Quốc và Nhật Bản.
  • C. suy thái theo chu kì do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Câu 17: Ý nào dưới đây nói không đúng về tình hình chính trị của Mỹ từ năm 1991 đến nay?

  • A. Mỹ tiếp tục duy trì chế độ cộng hòa, đứng đầu là tổng thống.
  • B. Vẫn tồn tại nhiều bất ổn, đẫn đến sự bùng nổ của các xung đột, bê bối chính trị.
  • C. Cố gắng thiết lập trạt tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.
  • D. Mỹ liên tục tăng chỉ tiêu ngân sách quốc phòng.

Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng: 

  • A. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.
  • B. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Á - Thái Bình Dương.
  • C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn cầu.
  • D. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu.

Câu 19: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật Mĩ

  • A. nắm độc quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
  • B. chiếm 1/2 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
  • C. chiếm toàn bộ phát minh sáng chế trên thế giới.
  • D. chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.

Câu 20: Sau năm 1991, Hàn Quốc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, quy mô kinh tế đứng

  • A. thứ 8 thế giới.
  • B. thứ 9 thế giới.
  • C. thứ 10 thế giới.
  • D. thứ 11 thế giới.

Câu 21: Cam-pu-chia gia nhập ASEAN vào năm nào?

  • A. Năm 1997.
  • B. Năm 1996.
  • C. Năm 1998.
  • D. Năm 1999.

Câu 22: Ý nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của kinh tế Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay?

  • A. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp nặng.
  • B. Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
  • C. Quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới, thứ 4 châu Á (2020).
  • D. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô, công nghệ nano.

Câu 23: Đâu không phải trụ cột của cộng đồng ASEAN ?

  • A. Cộng đồng Chính trị an ninh.
  • B. Cộng đồng Kinh tế.
  • C. Cộng đồng Văn hóa – xã hội.
  • D. Cộng đồng Quốc phòng an ninh.

Câu 24: Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?

  • A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. 
  • B. Nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  • C.Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 
  • D. Hạn chế hội nhập kinh tế để bảo vệ thị trường nội địa.

Câu 25: Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay là

  • A. xã hội ổn định, kinh tế khu vực phát triển ở trình độ cao.
  • B. xã hội bất ổn, kinh tế phát triển xen lẫn khủng hoảng kéo dài.
  • C. tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, xã hội ổn định.
  • D. khu vực hòa bình, đông dân, ổn định bậc nhất thế giới.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác