Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời Ôn tập chương 5: Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận đại - hiện đại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 5: Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận đại - hiện đại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phan Bội Châu đưa gần 200 du học sinh Việt Nam bí mật xuất dương sang Nhật Bản để đào tạo về

  • A. kĩ thuật.
  • B. quân sự.
  • C. mọi mật.
  • D. kĩ thuật, quân sự.

Câu 2: Để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân đã đến các nước nào?

  • A. Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm.
  • B. Thái Lan, Nhật Bản và Lào.
  • C. Cam-pu-chia, Xiêm và Quảng Đông (Trung Quốc).
  • D. Anh, Pháp và Lào.

Câu 3: Việt Nam Quang phục hội được thành lập ở đâu?

  • A. Xiêm.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Pháp.

Câu 4: Quan điểm xuyên suốt của các thế hệ người Việt Nam để có đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập là gì?

  • A. Giữ vững quyền tự do, độc lập.
  • B. Độc lập dân tộc.
  • C. Quan hệ hữu nghị, hợp tác bền vững.
  • D. Thêm bạn, bớt thù.

Câu 5: Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

  • A. Nhật đánh thắng đế quốc Nga.
  • B. Nhật là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận nước thuộc địa.
  • C. Nhật đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
  • D. Sau cải cách Minh Trị, Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930?

  • A. Tham gia phong trào nông dân.
  • B. Tham gia phong trào cộng sản.
  • C. Tham gia phong trào công nhân.
  • D. Tham gia phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

Câu 7: Ý nào dưới đây là mục đích hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc những năm 1920-1930?

  • A. Trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
  • B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
  • C. Tìm kiếm sự giúp đỡ, ủng hộ vật chất và tinh thần của nhân dân Lào, Xiêm và Trung Quốc.
  • D. Tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đã đặt nền móng cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh giai đoạn 1930-1945?

  • A. Phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
  • B. Liên lạc với phong trào chống quân phiệt Nhật ở các nước Đông Nam Á đứng về phe dân chủ chống phát xít xâm lược.
  • C. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
  • D. Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm thiết lập quan hệ với các nước Đồng minh chống phát xít.

Câu 9: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp vào thời gian nào?

  • A. 1920-1924.
  • B. 1919-1923.
  • C. 1915-1919.
  • D. 1923-1925.

Câu 10: “Tuyên truyền dân chúng Đông Dương nhận thấy sự can hệ, liên lạc phong trào Đông Dương với quốc tế, đánh tan cái quan niệm quốc gia hẹp hòi thì sự giải phóng dân tộc hoàn toàn khỏi ách đế quốc mới có thể có” được trích trong

  • A. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6.
  • B. Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, tập 2.
  • C. Cương lĩnh chính trị.
  • D. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3.

Câu 11: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan Bội Châu?

  • A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
  • B. Đi sang châu Mỹ tìm đường cứu nước.
  • C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
  • D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 12: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
  • B. Đánh dấu Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  • C. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  • D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Câu 13: Ngày 14-01-1926, khi được mời phát biểu tại một sự kiện lớn ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi

  • A. “Biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam”.
  • B. “Tất cả các dân tộc bị áp bức nào, hễ cùng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, thì phải cùng nhau liên hiệp lại... Không phân biệt nước nào, dân tộc nào, tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung của chúng ta!”.
  • C. “Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì”.
  • D. “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Câu 14: Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa vào thời gian nào?

  • A. Từ năm 1940 đến năm 1955.
  • B. Từ năm 1951 đến năm 1954.
  • C. Từ năm 1950 đến năm 1954. 
  • D. Từ năm 1945 đến năm 1954.

Câu 15: Chính phủ cách mạng lâm thủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 01-1973.
  • B. Tháng 05-1954.
  • C. Tháng 07-1955.
  • D. Tháng 06-1969.

Câu 16: Việt Nam và Lào kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác vào năm nào?

  • A. Năm 1945.
  • B. Năm 1954.
  • C. Năm 1946.
  • D. Năm 1977.

Câu 17: Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa, thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao với Nhật Bản, Canada là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn nào?

  • A. Giai đoạn 1954-1975.
  • B. Giai đoạn 1975-1985.
  • C. Giai đoạn 1986 đến nay.
  • D. Giai đoạn 1945-1954.

Câu 18: Cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì nào?

  • A. 2008-2009 và 2020-2021.
  • B. 2008-2009 và 2019-2020.
  • C. 2014-2015 và 2020-2021.
  • D. 2008-2009 và 2022-2023.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ tháng 09-1945 đến tháng 12-1946?

  • A. Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.         
  • B. Khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Chủ động triển khai hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc.
  • D. Thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, kí Hiệp định Sơ bộ, kí Tạm ước.

Câu 20: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã

  • A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
  • B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
  • C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
  • D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông dương.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1985?

  • A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước thuộc nhóm các nước phong trào không liên kết.
  • B. Phát triển quan hệ với Ấn Độ và một số nước A-rập.
  • C. Tích cực và chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu của Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ V, VI và VII.
  • D. Thiết lập được quan hệ với 5 nước thành viên ASEAN.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

  • A. Tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
  • B. Kiên quyết đấu tranh chống lại chính sách bao vây, cấm vận, mềm dẻo trong triển khai các chính sách ngoại giao nhân đạo với Mỹ.
  • C. Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng được củng cố và mở rộng.
  • D. Kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN.

Câu 23: “Phải đặc biệt chú ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực” được trích trong

  • A. Tuyên ngôn độc lập.
  • B. Cương lĩnh chính trị.
  • C. Điều lệ vắn tắt của Đảng.
  • D. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8.

Câu 24: Phong trào không liên kết (NAM) là tổ chức quốc tế của các quốc gia không thuộc hoặc không chống lại bất kì khối nước lớn nào, thành lập năm bao nhiêu?

  • A. 01-10-1961.
  • B. 01-07-1961.
  • C. 01-09-1961.
  • D. 01-08-1961.

Câu 25: Ngày 03-10-1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra thông cáo về chính sách đối ngoại Việt Nam khẳng định

  • A. tính hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ.
  • C. mục tiêu phấn đấu cho nền độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn của Việt Nam.
  • D. xây dựng nền hòa bình thế giới lâu dài.

Câu 26: Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (06-03-1946) cho cách mạng Việt Nam hiện nay?

  • A. Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại.
  • B. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
  • C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.
  • D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.

Câu 27: Một trong những thách thức Việt Nam gặp phải trong hoạt động đối ngoại thời kì đổi mới

  • A. Nền kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao.
  • B. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt.
  • C. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
  • D. Nhiều nước trên thế giới chưa muốn hợp tác với Việt Nam. 

Câu 28: Bài học cơ bản nào cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam được rút ra từ quá trình đàm phán kí kết Hiệp định Sơ bộ (06-03-1946)?

  • A. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  • B. Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.
  • C. Đa phương hóa các mối quan hệ. 
  • D. Kiên trì đấu tranh ngoại giao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác