Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Địa điểm và thời gian tổ chức Hội nghị I-an-ta là

  • A. Liên Xô, ngày 04 đến 11-02-1945.
  • B. Mỹ, ngày 14 đến 22-02-1945.
  • C. Pháp, ngày 24 đến 28-02-1945.
  • D. Anh, ngày 16 đến 24-02-1945.

Câu 2: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. trật tự thế giới Véc-xai Oa-sinh-tơn.
  • B. trật tự thế giới Viên.
  • C. trật tự hai cực I-an-ta.
  • D. trật tự thế giới đa cực.

Câu 3: Ba cường quốc tham dự Hội nghị I-an-ta là

  • A. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
  • B. Liên Xô, Mỹ, Anh.
  • C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
  • D. Liên Xô, Nhật Bản, Anh.

Câu 4: Ở châu Âu, quân đội Liên xô sẽ đóng quân ở 

  • A. miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • B. miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • C. miền Nam nước Đức, Nam Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • D. miền Bắc nước Đức, Bắc Béc-lin và các nước Đông Âu.

Câu 5: Quân đội Mỹ, Anh, Pháp đóng quân ở

  • A. miền Đông nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • B. miền Tây nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Tây Âu.
  • C. miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • D. miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.

Câu 6: Đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới hai cực I-an-ta là gì?

  • A. Cuộc “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động.
  • B. Thế giới bị chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
  • C. Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ.
  • D. Sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô.

Câu 7: “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta” sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?

  • A. Mỹ và Trung Quốc.
  • B. Mỹ và Anh.
  • C. Mỹ và Đức.
  • D. Mỹ và Liên Xô.

Câu 8: Ở bán đảo nào, quân đội Liên xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự?

  • A. Triều Tiên.
  • B. Liên Xô.
  • C. Mỹ.
  • D. Nhật Bản.

Câu 9: Mỹ thực hiện Kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Mác-san) vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5-1947.
  • B. Tháng 6-1947.
  • C. Tháng 7-1947.
  • D. Tháng 8-1947.

Câu 10: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Năm 1949.
  • B. Năm 1947.
  • C. Năm 1959.
  • D. Năm 1937.

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là mục tiêu quan trọng đặt ra với các nước Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc?

  • A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  • B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  • C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
  • D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Câu 12: Để kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã thống nhất mục đích gì?

  • A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
  • B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Béc-lin.
  • C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
  • D. Tập trung lực lượng đánh bại phát xít Nhật ở châu Á.

Câu 13: Ngoài quyết định tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật tại châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc thù hội nghị còn quyết định?

  • A. Thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
  • B. Hợp tác kinh tế thế giới.
  • C. Liên kết hợp tác các nước đồng minh.
  • D. Giúp đỡ các nước thua trận.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định của Hội nghị I-an-ta?

  • A. Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.
  • B. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.
  • C. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
  • D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 15: Tháng 6-1947, Mỹ thực hiện Kế hoạch Mác-san nhằm mục đích cơ bản là

  • A. tập hợp các nước tư bản Tây Âu vào liên minh kiên tế - chính trị với Mỹ.
  • B. tạo điều kiện để phục hưng nền kinh tế châu Âu sang Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • C. thực hiện cam kết của Mĩ đối với quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 
  • D. viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

Câu 16: Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nhằm mục đích gì?

  • A. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
  • B. Tạo các mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế.
  • C. Thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật.
  • D. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước Tư bản chủ nghĩa giàu mạnh.

Câu 17: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất gì ? 

  • A. Là một liên minh phòng thủ về quân sự - chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến của Mỹ và Tây Âu. 
  • B. Là một liên minh quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại “cuộc chiến tranh lạnh” của Mỹ. 
  • C. Là một tổ chức quân sự - chính trị, kinh tế để bảo vệ thành trì của chủ nghĩa xã hội. 
  • D. Là một tổ chức đối lập nhau về tư tưởng, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Liên Xô.

Câu 18: Chiến tranh lạnh diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1947-1973.
  • B. 1945-1991.
  • C. 1947-1991.
  • D. 1945-1989.

Câu 19: “Từ Vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái Đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói của 

  • A. Ph. Ma-gien-lăng – người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đấy bằng đường biển.
  • B. B. Đi-a-xơ – người phát hiện ra điểm cực nam châu Phi.
  • C. nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin (Liên Xô) – người đầu tiên thực hiện chuyến bay của con người vào vũ trụ.
  • D. phi hành gia Nây Am-xtroong (Mỹ) – người đầu tiên đặt chân lên về mặt Mặt Trăng.

Câu 20: Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới ?

  • A. Mỹ thông qua Kế hoạch Mác-san.
  • B. Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO.
  • C. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
  • D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Liên Xô – Mỹ chấm dứt Chiến tranh lạnh là

  • A. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này.
  • B. Cuộc chạy đua vũ trang làm Liên Xô – Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.
  • C. Liên hợp quốc yêu cầu chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh.
  • D. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc Chiến tranh lạnh.

Câu 22: Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực l-an-ta đã tác động như thế nào đến Việt Nam?

  • A. Làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng trên thế giới.
  • B. Một trật tự thế giới mới dần được hình thành theo xu thế đa cực.
  • C. Mở ra chiều hướng và điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.
  • D. Công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu; vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong trật tự thế giới mới (trật tự thế giới đa cực).

Câu 23: Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về điểm chung của trật thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? 

  • A. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ.
  • B. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
  • C. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.
  • D. Sự sụp đổ của hai trật tự đều dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.

Câu 24: So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oa-sinh-tơn, Trật tự hai cực I-an-ta có điểm gì khác biệt? 

  • A. Có một tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
  • B. Tồn tại sự đối lập gay gắt giữa hai hệ thống: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
  • C. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ lợi ích cao nhất của các nước đó.
  • D. Hình thành trên cơ sở những quyết định của các hội nghị quốc tế sau chiến tranh thế giới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác