Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trọng tâm hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là

  • A. giải quyết nạn đói.
  • B. phục vụ cho kháng chiến.
  • C. giải quyết nạn dốt.
  • D. vận động nhân dân kháng chiến.

Câu 2: Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa vào thời gian nào?

  • A. Từ năm 1940 đến năm 1955.
  • B. Từ năm 1951 đến năm 1954.
  • C. Từ năm 1950 đến năm 1954. 
  • D. Từ năm 1945 đến năm 1954.

Câu 3: Ngày 08-05-1954, ai là người thuộc phái đoàn ngoại giao Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương?

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Phạm Văn Đồng.
  • C. Lê Đức Anh.
  • D. Trường Chinh.

Câu 4: Hiệp định Giơ-ne-vơ được Phạm Văn Đồng kí kết vào thời gian nào?

  • A. Ngày 22-06-1954.
  • B. Ngày 21-07-1954.
  • C. Ngày 23-06-1955.
  • D. Ngày 20-07-1955.

Câu 5: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1965 là

  • A. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • B. Chủ động, tích cực và có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến của cả dân tộc.
  • C. Trọng tâm phục vụ kháng chiến.
  • D. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.

Câu 6: Chính phủ cách mạng lâm thủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 01-1973.
  • B. Tháng 05-1954.
  • C. Tháng 07-1955.
  • D. Tháng 06-1969.

Câu 7: Sự phối hợp hoạt động giữa ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam đã góp phần 

  • A. thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 quốc gia trên thế giới.
  • B. buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
  • C. tăng cường đoàn kết và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
  • D. thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với các quốc gia.

Câu 8: Nhiệm vụ hàng đầu hoạt động đối ngoại của việt Nam giai đoạn 1975-1985 là

  • A. Thiết lập ngoại giao với các các quốc gia trên thế giới.
  • B. Chống phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam kết hợp với phong trào nhân dân da trắng Mỹ chống chiến tranh.
  • C. Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • D. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước giành được độc lập.

Câu 9: Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào thời gian nào?

  • A. Ngày 26-09-1978.
  • B. Ngày 18-07-1977.
  • C. Ngày 03-11-1978.
  • D. Ngày 20-09-1977.

Câu 10: Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô được kí kết vào thời gian nào?

  • A. Ngày 07-05-1954.
  • B. Ngày 03-11-1978.
  • C. Ngày 18-07-1999.
  • D. Ngày 04-09-1978.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ tháng 09-1945 đến tháng 12-1946?

  • A. Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.  
  • B. Khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Chủ động triển khai hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc.
  • D. Thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, kí Hiệp định Sơ bộ, kí Tạm ước.

Câu 12: Mục đích chung của Hiệp định Sơ bộ (06-03-1946) và Tạm ước (14-09-1946) là

  • A. tạo điều kiện để nuôi quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai về nước.
  • B. tránh tình trạng phải đương đầu với nhiều kẻ thù một lúc.
  • C. kéo dài thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
  • D. kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài trước mắt.

Câu 13: Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đâu không phải là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

  • A. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.
  • B. Tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản chủ nghĩa.
  • D. Thể hiện thiện chí hòa bình.

Câu 14: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã

  • A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
  • B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
  • C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
  • D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông dương.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1964?

  • A. Thúc đẩy hình thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • B. Đấu tranh chống lại các chính sách và hành động phá hoại hiệp định của Mỹ - Diệm.
  • C. Tăng cường đoàn kết ba dân tộc Đông Dương.
  • D. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước vừa giành được đọc o lập.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1965-1975?

  • A. Tuyên truyền tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
  • B. Tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược và tội ác và Mỹ và Chính quyền Sài Gòn.
  • C. Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới chống chiến tranh, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
  • D. Củng cố mặt trận đoàn kết ba nước Việt – Miên – Lào.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1985?

  • A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước thuộc nhóm các nước phong trào không liên kết.
  • B. Phát triển quan hệ với Ấn Độ và một số nước A-rập.
  • C. Tích cực và chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu của Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ V, VI và VII.
  • D. Thiết lập được quan hệ với 5 nước thành viên ASEAN.

Câu 18: Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì? 

  • A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.
  • B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 
  • C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn. 
  • D. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 19: “Phải đặc biệt chú ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực” được trích trong

  • A. Tuyên ngôn độc lập.
  • B. Cương lĩnh chính trị.
  • C. Điều lệ vắn tắt của Đảng.
  • D. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8.

Câu 20: Nhà máy thủy điện nào do Liên xô giúp đỡ Việt Nam xây dựng?

  • A. Nhà máy thủy điện Sơn La.
  • B. Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
  • C. Nhà máy thủy điện Trị An.
  • D. Nhà máy thủy điện Đắk Nông.

Câu 21: Tính đến năm 2009 , Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên toàn thế giới 

  • A. 166.
  • B. 167.
  • C. 168.
  • D. 169.

Câu 22: Phong trào không liên kết (NAM) là tổ chức quốc tế của các quốc gia không thuộc hoặc không chống lại bất kì khối nước lớn nào, thành lập năm bao nhiêu?

  • A. 01-10-1961.
  • B. 01-07-1961.
  • C. 01-09-1961.
  • D. 01-08-1961.

Câu 23: Quan sát các ý dưới đây:

  1. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
  2. Không xâm lược lẫn nhau.
  3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  4. Bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
  5. Cùng tồn tại hòa bình.

Các ý trên là nguyên tắc của

  • A. Phong trào không liên kết (NAM).
  • B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
  • C. Liên hợp quốc.
  • D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Câu 24: Ngày 03-10-1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra thông cáo về chính sách đối ngoại Việt Nam khẳng định

  • A. tính hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ.
  • C. mục tiêu phấn đấu cho nền độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn của Việt Nam.
  • D. xây dựng nền hòa bình thế giới lâu dài.

Câu 25: Quan sát các ý dưới đây và cho biết có bao nhiêu ý đúng về ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954?

  1. Văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận những quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng quyền dân tộc.
  2. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải rút hết quân đội về nước, lập lại hòa bình ở khu vực Đông Dương, làm thất bại âm mưu kéo dài mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. 
  3. Thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao.
  4. Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn còn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác