Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức bài 22 Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 22 Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?
- A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.
- B. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
- C. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín khi cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc
D. Tòa án nhân dân xét xử theo ý kiến của nhân dân.
Câu 2: Nội dung nào thể hiện đặc điểm hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân?
- A. Khởi tố bị can.
- B. Truy tố bị can ra trước Tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.
- C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là gì?
- A. Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
- B. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
- C. Tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Từ ngày 1-10-2020 đến ngày 30-9-2021, các Tòa án của nước ta đã xét xử được nhiều vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Điều này thể hiện vai trò gì của Tòa án nhân dân?
- A. Thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
- C. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốC.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Cơ quan nào của nước ta thực hiện quyền tư pháp?
- A. Quốc hội.
B. Tòa án nhân dân.
- C. Chính phủ.
- D. Ủy ban nhân dân.
Câu 6: Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm những cơ quan nào sau đây?
- A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- B. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- C. Viện kiểm sát quân sự.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Tất cả các Viện kiểm sát do ai lãnh đạo?
- A. Chủ tịch nước.
B. Viện trưởng.
- C. Quốc hội.
- D. Chính phủ.
Câu 8: Cơ cấu Tòa án quân sự bao gồm những cơ quan nào?
- A. Tòa án quân sự trung ương.
- B. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
- C. Tòa án quân sự khu vực.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Viện kiểm sát nhân dân có mấy chức năng chính?
A. Hai.
- B. Ba.
- C. Bốn.
- D. Năm.
Câu 10: Tòa án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
- A. được tổ chức ở bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp xã
- B. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh
C. được tổ chức ở ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện
- D. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện
Câu 11: Chức năng của Tòa án nhân dân là:
- A. Thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp
- B. Bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền
C. Xét xử, thực hiện quyền tư pháp
- D. Xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp
Câu 12: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo:
A. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
- B. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.
- C. Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lí kịp thời, nghiêm minh.
- D. Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.
Câu 13: Thông thường, Toà án nhân dân sẽ xét xử:
A. Công khai
- B. Kín đáo
- C. Công khai phần xét xử và kín phần kết tội
- D. Kín phần xét xử và công khai phần kết tội
Câu 14: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của:
- A. Quốc hội
- B. Hội đồng nhân dân
- C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Tất cả các phương án trên
Câu 15: Chánh án Toà án nhân dân tối cao của nước ta năm 2022 là ai?
- A. Trần Sỹ Thanh
B. Nguyễn Hoà Bình
- C. Phan Văn Mãi
- D. Nguyễn Phú Trọng
Câu 16: Đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân là ai?
A. Viện trưởng
- B. Chủ tịch Viện Kiểm sát
- C. Giám đốc Viện Kiểm sát
- D. Tư lệnh
Câu 17: Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để làm gì?
- A. Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
- B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
- C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Việc xét xử các vụ án của Toà án nhân dân góp phần vào việc gì?
- A. Giáo dục học sinh cách học tập tốt các môn học trong nhà trường, đặc biệt là các môn Đạo đức, GDCD, GDKTPL.
B. Giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
- C. Cải thiện kinh tế đất nước, góp phần làm đẹp cho các giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa thế giới.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Hành vi nào dưới đây là sai?
A. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.
- B. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.
- C. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.
- D. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.
Câu 20: Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân không bao gồm:
- A. Khởi tố bị can
B. Điều tra bị can và các quan chức cùng thực hiện việc điều tra, các quan chức nắm quyền tại nơi mà bị can sinh sống.
- C. Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội
- D. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm.
Xem toàn bộ: Giải bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bình luận