Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức bài 19 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 19 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam - sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Hệ thống chính trị Việt Nam có chung một mục đích là gì?

  • A. đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị.
  • B. đại diện cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc.
  • C. đại diện cho quyền lợi của một tổ chức.
  • D. đại diện cho quyền lợi của một giai cấp.

Câu 2: Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những thành phần chính nào?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
 

Câu 3: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang đặc điểm gì?

  • A. Là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.
  • B. Thay mặt nhân dân quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
  • C. Chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được gọi là gì?

  • A. Quốc hội.
  • B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Chính phủ.

Câu 5: Hệ thống chính trị Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • B. Nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • C. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

  • A. Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước.
  • B. Nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.
  • C. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam mang những tính chất nào?

  • A. Tính nhất nguyên chính trị.
  • B. Tính thống nhất.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

  • A. Tính nhất nguyên chính trị.
  • B. Tính thống nhất.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính quy phạm.

Câu 10: Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện đặc điểm nào sâu sắc nhất?

  • A. Tính nhất nguyên chính trị.
  • B. Tính thống nhất.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính đa nguyên chính trị.

Câu 11: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.

Câu 12: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

  • A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ.
  • B. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.
  • C. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.
  • D. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
  • B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
  • C. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.
  • D. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 14: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:

  • A. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.
  • B. Một tổ chức chính trị - xã hội.
  • C. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
  • D. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

Câu 15: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?

  • A. Nhà nước
  • B. Chính phủ
  • C. Nhân dân
  • D. Đảng viên

Câu 16: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:

  • A. Chính trị - xã hội
  • B. Chính trị
  • C. Xã hội
  • D. Xã hội chính trị

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
  • D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Câu 18: “Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm..................., các thiết chế.................... có mối quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện....................., quyền lực Nhà nước.”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. các cơ quan, đặc thù, quản lí xã hội
  • B. các ban ngành, tập trung, chức năng chính
  • C. các tổ chức, hợp pháp, quyền lực chính trị
  • D. các thành viên, cốt yếu, quản lí đất nước.

Câu 19: Quyền lực .................... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền...................., ...................., ....................

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp.
  • B. Đảng, xây dựng, thực thi và đánh giá.
  • C. chính trị, tự do, dân chủ, vì dân.
  • D. các bộ, điều hành, điều tra, khen thưởng.

Câu 20: ..................... gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Nhà nước, Nhân dân.
  • B. Đảng, Nhân dân
  • C. Nhà thầu, Nhân dân
  • D. Tổ quốc, Nhân dân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác