Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 kết nối bài 20 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 bài 20 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 3: Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính chất nào sau đây?

  • A. Tính thống nhất.
  • B. Tính nhân dân.
  • C. Tính quyền lực.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau thể hiện nguyên tắc nào của của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 6: Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Tính thống nhất.
  • B. Tính nhân dân.
  • C. Tính quyền lực.
  • D. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích gì?

  • A. phục vụ cho lợi ích của Quốc hội.
  • B. phục vụ cho lợi ích của Chủ tịch nước.
  • C. phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
  • D. phục vụ cho lợi ích của Chính phủ.

Câu 8: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?

  • A. Hai.
  • B. BA.
  • C. Bốn.
  • D. Năm.

Câu 9: Tính quyền lực về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện qua nội dung nào sau đây?

  • A. Phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
  • B. các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên.
  • C. các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng quyết định của cấp trên.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của ai?

  • A. Chính phủ.
  • B. Quốc hội.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 11: Nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu 12: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung không thông qua hình thức và chế độ nào?

  • A. Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy
  • B. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức, cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước.
  • C. Mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách
  • D. Thiểu số phục tùng đa số

Câu 13: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng:

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
  • C. Thi hành các đạo luật hà khắc
  • D. Thi hành các luật khuyến khích

Câu 14: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong:

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Hệ thống chính quyền
  • C. Tổ chức và hoạt động
  • D. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 15: Tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

  • A. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lí nhà nước và xã hội.
  • B. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
  • C. Nhân dân có mọi quyền hành với nhà nước, được phép loại bỏ nhà nước trong những trường hợp nhà nước vi phạm nguyên tắc đã định trong Hiến pháp.
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

  • A. Ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
  • B. Qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp trên bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp dưới.
  • C. Qua sự phối hợp, giám sát lẫn nhau của các cơ quan nhà nước.
  • D. Cả A và B.

Câu 17: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính:

  • A. Quân chủ chuyên chế
  • B. Gò bó và ép buộc
  • C. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Quốc hội
  • B. Viện kiểm sát nhân dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 19: Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
  • B. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền và hoạt động bằng quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
  • C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
  • D. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân từ nhiều đảng phái chính trị trong nước thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác