Trắc nghiệm KTPL 10 kết nối bài 8 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 bài 8 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm cơ bản của tín dụng?
- A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- B. Dựa trên sự tin tưởng.
- C. Có tính tạm thời.
D. Chỉ cần hoàn trả gốc hoặc lãi.
Câu 2: Tín dụng có vai trò gì trong đời sống xã hội?
- A. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- B. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
- C. Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Tín dụng có đặc điểm cơ bản nào sau đây?
- A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- B. Có tính tạm thời.
- C. Dựa trên sự tin tưởng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Để có thêm vốn thực hiện dự án chăn nuôi, anh B hỏi ý kiến vợ và mẹ mình, sau đó anh B quyết định đến ngân hàng đề nghị được vay tiền. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh B cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng. Trong trường hợp này chủ thể sở hữu (người cho vay) là ai?
A. Ngân hàng.
- B. Anh B.
- C. Mẹ anh B.
- D. Vợ anh B.
Câu 5: Khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi người vay theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi được gọi là gì?
- A. Hỗ trợ.
- B. Trả góp.
- C. Vay vốn.
D. Tín dụng.
Câu 6: Biết gia đình ông T đang cần tiền để mở cửa hàng kinh doanh, anh Q liền giới thiệu cho ông chỗ vay tín dụng đen thủ tục nhanh, gọn không phức tạp như vay ở ngân hàng. Nếu là người nhà của ông T em sẽ lựa chọn Cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
- A. Khuyên ông T nên nghe theo lời gợi ý từ anh Q.
B. Khuyên ông T nên vay ở ngân hàng để đảm bảo an toàn.
- C. Làm ngơ vì việc kinh doanh nên do ông T quyết định.
- D. Khuyên ông T không nên kinh doanh khi chưa có đủ số tiền.
Câu 7: Gia đình M có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho M tiếp tục học lên đại học mặc dù M rất mong muốn được đi học. Trong trường hợp này, nếu là người quen của gia đình M em sẽ lựa chọn Cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để giúp được gia đình M?
A. Khuyên bố mẹ M nên vay tiền tín dụng hỗ trợ từ nhà nước.
- B. Khuyên bố mẹ M nên vay nặng lãi để cho M đi học.
- C. Làm ngơ vì biết bản thân không giúp được gì.
- D. Khuyên M nên đi làm kiếm tiền chứ không nên đi học nữa.
Câu 8: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về ngân hàng, tín dụng?
- A. Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn.
- B. Tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.
- C. Tín dụng góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.
D. Định mức lãi khi vay ở tín dụng do người vay quyết định.
Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tín dụng?
- A. Khi vay tín dụng không nhất thiết phải trả lãi.
B. Người vay phải trả một khoản lãi theo quy định.
- C. Người vay tín dụng có thể vay không giới hạn số tiền.
- D. Nợ tín dụng là một khoản nợ xấu.
Câu 10: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng được gọi là
A. tiền lãi phải trả cho khoản mua tín dụng.
- B. tiền phí phải trả cho khoản vay tín dụng.
- C. tiền hỗ trợ cho người làm hồ sơ vay tín dụng.
- D. tiền bồi thường cho chủ thể vay tín dụng.
Câu 11: Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn thông qua nhận các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các
A. cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
- B. một số cá nhân có tầm ảnh hưởng.
- C. các doanh nghiệp phát triển.
- D. các tổ chức phi chính phủ.
Câu 12: Cơ sở nào là nơi tập trung những khoản vốn lớn thông qua nhận các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội rồi cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay?
A. Ngân hàng.
- B. Cơ sở vay nặng lãi.
- C. Doanh nghiệp.
- D. Chi cục thuế.
Câu 13: Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
- A. Dựa trên sự tin tưởng.
- B. Có tính tạm thời.
C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- D. Có tính thời hạn.
Câu 14: Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
- A. Dựa trên sự tin tưởng.
B. Có tính tạm thời.
- C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- D. Có tính thời hạn.
Câu 15: Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
A. Dựa trên sự tin tưởng.
- B. Có tính tạm thời.
- C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- D. Có tính thời hạn.
Câu 16: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những nội dung của tín dụng?
A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- B. Dựa trên hợp đồng.
- C. Có tính pháp lí cao.
- D. Có tính ổn định cao.
Câu 17: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những nội dung của tín dụng?
- A. Dựa trên sự tin tưởng.
- B. Có tính tạm thời.
- C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Dựa trên văn bản pháp lí.
Câu 18: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc
- A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.
B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.
- C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.
- D. bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 19: Khái niệm nào sau đây thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi?
A. Tín dụng.
- B. Thẻ ngân hàng.
- C. Vay lãi.
- D. Vốn đầu tư.
Câu 20: Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là
A. tín dụng.
- B. ngân hàng.
- C. vay nặng lãi.
- D. doanh nghiệp.
Bình luận