Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thông tin sau đề cập đến khái niệm nào?

Tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó.

  • A. Cộng đồng
  • B. Dân tộc
  • C. Dân cư
  • D. Công dân

Câu 2: Căn cứ để xác định công dân của một nước:

  • A. Quốc tịch
  • B. Nơi cư trú
  • C. Quê quán
  • D. Nơi làm việc

Câu 3: Đối tượng nào được hưởng chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc tại nước sở tại?

  • A. Người nước ngoài làm việc trong các tổ chức quốc tế ở nước sở tại
  • B. Công dân nước sở tại
  • C. Người nước ngoài tham gia hoạt động thương mại, hàng hải
  • D. Người nước ngoài là viên chức ngoại giao, lãnh sự làm việc trong Cơ quan đại diện ngoại giao và Cơ quan lãnh sự nước ngoài

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về quyền của người nước ngoài ở nước sở tại?

  • A. Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hoá cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như bầu cử, ứng cử,…
  • B. Theo chế độ đối xử tối huệ quốc, người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng những quyền lợi và ưu đãi mà người nước ngoài và pháp nhân của bất kì nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.
  • C. Theo chế độ đối xử đặc biệt, người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng.
  • D. Địa vị của người nước ngoài ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động.

Câu 5: Lãnh thổ quốc gia bao gồm:

  • A. Vùng đất, vùng nước
  • B. Vùng đất, vùng trời, vùng nước
  • C. Vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất
  • D. Vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Vùng đất bao gồm đất lục địa và đất của các đảo của quốc gia
  • B. Vùng nước là toàn bộ phần nước nằm phía ngoài đường biên giới của quốc gia trên đất liền
  • C. Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc gia
  • D. Vùng lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia

Câu 7: Câu nào sau đây đúng khi nói về biên giới trên biển?

  • A. Được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc quốc gia
  • B. Được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ
  • C. Được pháp luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế
  • D. Được xác định theo công ước Luật Biển 1982

Câu 8: Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền ở:

  • A. Nội thuỷ
  • B. Lãnh hải
  • C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
  • D. Thềm lục địa

Câu 9: Nội thuỷ là:

  • A. Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.
  • B. Vùng nằm giữa lãnh hải và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
  • C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải
  • D. Vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải

Câu 10: Lãnh hải có chiều rộng không vượt quá:

  • A. 10 hải lí tính từ đường cơ sở ra ngoài phía biển
  • B. 11 hải lí tính từ đường cơ sở ra ngoài phía biển
  • C. 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra ngoài phía biển
  • D. 13 hải lí tính từ đường cơ sở ra ngoài phía biển

Câu 11: Lãnh hải là:

  • A. Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.
  • B. Vùng nằm giữa nội thuỷ và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
  • C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải
  • D. Vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải

Câu 12: Vùng tiếp giáp lãnh hải là:

  • A. Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.
  • B. Vùng nằm giữa lãnh hải và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
  • C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 12 hải lí tình từ ranh giới ngoài của lãnh hải
  • D. Vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải

Câu 13: Vùng đặc quyền kinh tế là:

  • A. Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.
  • B. Vùng nằm giữa lãnh hải và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
  • C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải
  • D. Vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải

Câu 14: Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng:

  • A. 12 hải lí
  • B. 20 hải lí
  • C. 120 hải lí
  • D. 200 hải lí

Câu 15: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực vào năm nào?

  • A. 1980
  • B. 1982
  • C. 1994
  • D. 2000

Câu 16: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cho phép quốc gia ven biển có quyền gì trong vùng đặc quyền kinh tế?

  • A. Quyền bắt giữ tàu thuyền nước ngoài
  • B. Quyền thăm dò và khai thác tài nguyên
  • C. Quyền cấm tàu thuyền nước ngoài đi qua
  • D. Quyền kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động

Câu 17: Vùng thềm lục địa của một quốc gia kéo dài tối đa bao nhiêu hải lý từ đường cơ sở?

  • A. 12 hải lý
  • B. 24 hải lý
  • C. 200 hải lý
  • D. 350 hải lý

Câu 18: Quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải được quy định trong công ước nào?

  • A. Công ước Vienna
  • B. Công ước Geneva
  • C. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
  • D. Công ước Tokyo

Câu 19: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, quốc gia ven biển có nghĩa vụ gì đối với môi trường biển?

  • A. Bảo vệ và bảo tồn tài nguyên biển
  • B. Đánh bắt cá không giới hạn
  • C. Xây dựng căn cứ quân sự
  • D. Cấm tàu thuyền nước ngoài qua lại

Câu 20: Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia khác đều đường hưởng quyền tự do cơ bản là:

  • A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
  • B. Tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên
  • C. Tự do đánh bắt cá mà không cần tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển
  • D. Tự do xây dựng căn cứ quân sự, tự do đi lại

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác