Giải Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Giải bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế sách Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Mở đầu: Em hiểu thế nào về dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển của Việt Nam?

1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ

Câu hỏi: 

a. Thành phần dân cư của một nước bao gồm những bộ phận nào?

b. Theo em, công dân nước sở tại và người nước ngoài có chế độ pháp lý giống và khác nhau như thế nào?

c. Những người nào là đối tượng được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? Chế độ đối xử này khác với hai chế độ trên như thế nào?

2. LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Câu hỏi: Từ các thông tin trên:

a. Em hãy cho biết, biên giới quốc gia được hình thành trên cơ sở nào.

b. Em hiểu thế nào là lãnh thổ và biên giới quốc gia?

3. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA

a. Nội thủy

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là nội thủy?

Câu hỏi: Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có quyền và nghĩa vụ gì trong nội thủy? 

b. Lãnh hải

Câu hỏi: Thế nào là lãnh hải và đường cơ sở của quốc gia trên biển? 

Câu hỏi: 

a. Trong tình huống trên, theo em hành vi của tàu X dừng lại và chuyển xăng dầu buôn lậu trong lãnh hải nước P có phù hợp với Công ước về Luật Biển hay không? Cảnh sát biển nước P có thẩm quyền tài phản đối với tàu X của nước Ý không? Vì sao?

b. Em biết những quyền và nghĩa vụ nào của quốc gia ven biển và các quốc gia khác? 

4. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA

a. Vùng tiếp giáp lãnh hải

b. Vùng đặc quyền kinh tế

Câu hỏi: Vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển được xác định như thế nào?

Câu hỏi:

a. Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tình huống có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?

b. Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Giải thích vì sao.

c. Từ các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, em hãy cho biết quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì trong vùng đặc quyền kinh tế.

c. Thềm lục địa 

Câu hỏi: Thềm lục địa của quốc gia ven biển được xác định như thế nào? 

Câu hỏi:

a. Vì sao các hành động đơn phương khảo sát và khoan của Kenya không xâm phạm đến chủ quyền của Somalia trong lãnh hải và quyền chủ quyền của Somalia trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa?

b. Thế nào là thềm lục địa? Trong thềm lục địa quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì?

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy nhận xét các ý kiến dưới đây về vấn đề dân cư trong pháp luật quốc tế.

A. Mỗi nước có toàn quyền quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài theo quan điểm của mình.

B. Thành phần dân cư của một nước bao gồm người nước ngoài đang công tác trong các đại sứ quán nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

C. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng chế độ đối xử quốc gia, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam.

D. Chế độ đối xử tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập, công tác ở nước sở tại.

Câu 2: Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Tháng 9/1992, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu tiến hành đàm phán phân định vùng biển giữa hai nước trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sau 9 vòng đàm phán, hai bên kết thúc đàm phán với việc kí Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước vào ngày 09/8/1997, có hiệu lực kể từ ngày 26/02/1998. Theo Hiệp định, hai bên giải quyết dứt điểm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, theo đó Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lấn giữa hai nước.

Hiệp định phân định biển Việt Nam – Thái Lan là hiệp định phân định biển đầu tiên mà Việt Nam ký kết với các quốc gia láng giềng sau khi Công ước Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực vào năm 1994. Cùng với hiệp định này, Việt Nam và Thái Lan cũng đã có thoả thuận về việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước vào năm 1998, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự, ổn định vùng biển giáp ranh giữa hai nước, góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan, nhằm duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.

Em hãy cho biết, pháp luật quốc tế có vai trò như thế nào trong việc đàm phán, ký kết Hiệp định về phân định ranh giới biên giữa Việt Nam và Thái Lan.

Câu 3: Ghana và Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà) là hai nước có bờ biển liền kề nhau và bao quanh Vịnh Guinea ở Tây châu Phi. Khu vực biển cần phân định nằm ở Đại Tây Dương. Do có tranh chấp, hai nước đề nghị Toà án Quốc tế về Luật Biển tiến hành phân định biển trong vùng biển chồng lấn lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, bao gồm cả thềm lục địa vượt quá 200 hải lý.

Ghana và Côte d'Ivoire có hai bất đồng liên quan đến phương pháp phân định biển. Ghana yêu cầu áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong khi Cote de Ivoire yêu cầu áp dụng phương pháp đường phân giác. Trên cơ sở các nguyên tắc phân định biển là nguyên tắc đường trung tuyến, giải pháp công bằng, minh bạch, Toà án Quốc tế về Luật Biển đã quyết định áp dụng phương pháp đường trung tuyển cho phân định biển giữa Ghana và Côte d'Ivoire.

Trong trường hợp trên, Ghana và Côte d'Ivoire đã sử dụng nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển?

Câu 4: Ngày 20/7/1983, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành ký kết Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, ngày 27/12/1985 hai nước ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Năm 1986, hai nước tiến hành phân giới, cắm mốc và trên thực tế đã triển khai cắm được 72/222 cột mốc, phân giới được 200km. Với tinh thần quyết tâm hoàn thành dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, năm 2005, hai nước đã tiếp tục phối hợp triển khai phân giới, cắm mốc, hoàn thành phân giới, cắm mốc đối với 1 045km đường biên giới, tương đương 84% khối lượng trên toàn tuyến, ký kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền năm 2019.

Em hãy cho biết, biên giới Việt Nam – Campuchia được hình thành trên cơ sở nào. Đường biên giới này do ai xây dựng nên.

Câu 5: Là quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, theo đó đường cơ sở Việt Nam là đường thẳng gãy khúc gồm 11 đoạn thẳng nối 12 điểm cơ sở từ điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia đến điểm A11 tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

a. Căn cứ vào đâu Việt Nam xác định đường cơ sở của quốc gia trên biên?

b. Đường cơ sở biển của Việt Nam thuộc loại đường cơ sở nào? Vì sao?

Câu 6: Nước E nằm bên bờ biển Đen, có cảng biển quốc tế, tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào cảng, trong đó có tàu thương mại nước ngoài và tàu dân sự nước ngoài phi thương mại. Nước E cho phép tàu thương mại nước ngoài được ra vào cảng biển nước mình mà không phải xin phép. Cùng với tàu thương mại, vẫn thường có tàu nhà nước nước ngoài phi thương mại qua lại trong nội thuỷ, đôi khi đi vào cảng. phải xin phép nước E. Khi đi lại trong nội thuỷ của nước E, một số tàu thuyền của nước ngoài đã có hành vi buôn bán, bốc dỡ hàng trong nội thuỷ của nước E.

a. Dựa trên cơ sở nào, nước E cho phép tàu thuyền thương mại nước ngoài

được đi lại trong nội thuỷ và ra vào cảng biển quốc tế của nước mình mà không phải xin phép, còn tàu nước ngoài phi thương mại phải xin phép?

b. Nước E có quyền gì đối với vi phạm của tàu thuyền nước ngoài trong nội thuỷ của mình? Vì sao?

Câu 7: Là quốc gia ven biển, Việt Nam có chủ quyền trong nội thuỷ và lãnh hải, có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định theo Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Năm 2022, một nước ngoài đã đặt dàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế để thăm dò khoáng sản trong thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp của Nhà nước Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

a. Hành vi của nước ngoài đặt dàn khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam ở trường hợp trên có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?

b. Các lực lượng chấp pháp Việt Nam có quyền xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan hoạt động trái phép của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Cơ sở pháp lý nào cho phép họ thực hiện quyền này?

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy tìm hiểu về tình hình dân cư của Việt Nam và lập báo cáo thuyết trình về sản phẩm của mình.

Câu 2: Em hãy viết bài có nội dung tuyên truyền quyền thực thi chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển.

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, Giải chi tiết Kinh tế pháp luật 12 cánh diều mới, Giải Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 16: Công pháp quốc tế về dân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác