Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 12 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân tố cáo các hành vi vi xâm phạm đến môi trường là thực hiện:

  • A. quyền của công dân trong bảo vệ môi trường.
  • B. nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
  • C. quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
  • D. trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường.

Câu 2: Pháp luật quốc tế do những ai thoả thuận?

  • A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
  • B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
  • C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.
  • D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.

Câu 3: Tổ chức quốc tế phi chính phủ là thiết chế nào?

  • A. Liên Hợp Quốc.
  • B. Tổ chức Thương mại Thế giới.
  • C. Phòng Thương mại quốc tế.
  • D. Ngân hàng Thế giới.

Câu 4: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

  • A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
  • B. Luật An ninh mạng năm 2018.
  • C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
  • D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Câu 5: Đọc tình huống sau, nếu là bạn P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng:

“Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

  • A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.
  • B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.
  • C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.
  • D. Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 6: Các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?

  • A. Thiện chí, trung thực.
  • B. Tự do hóa thương mại.
  • C. Tự do giao kết hợp đồng.
  • D. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết.

Câu 7: Theo bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ có thể bị phạt như thế nào?

  • A. phạt hành chính từ 30 triệu đến 60 triệu đồng.
  • B. Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
  • C. phạt hành chính từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
  • D. Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.

Câu 8: Quyền được tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già,… là nội dung của quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
  • B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
  • C. Quyền bình đẳng.
  • D. Quyền được làm việc.

Câu 9: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quan hệ như thế nào?

  • A. Có quan hệ song phương.
  • B. Có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
  • C. Có cấu trúc khác nhau.
  • D. Có quan hệ biện chứng, cấu trúc khác nhau.

Câu 10: Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển đều có quyền tài phán nào sau đây?

  • A. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.
  • B. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.
  • C. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Xử lí các tàu thuyền khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc gia.

Câu 11: Luật Lâm nghiệp năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Tố cáo hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.
  • B. Khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
  • C. Tích cực trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng phòng hộ.
  • D. Nghiêm túc thực hiện quy định về phòng chống cháy rừng.

Câu 12: Ý nào dưới đây nói không đúng về quyền được đảm bảo an sinh xã hội?

  • A. Là quyền cơ bản công dân được bình đẳng trong đảm bảo an sinh xã hội.
  • B. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, chế độ ưu đãi, trợ cấp xã hội.
  • C. Tìm hiểu các thông tin và dịch vụ về an dinh xã hội.
  • D. Không được khiếu nại các hành vi vi phạm đến đảm bảo an sinh xã hội.

Câu 13: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Điều 184, người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt như thế nào?

  • A. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • B. Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
  • C. Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.
  • D. Phạt tù từ 03 năm đến 05 năm.

Câu 14: Mọi công dân không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

  • A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • B. Quyền bất cứ ngành nghề nào.
  • C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
  • D. Quyền học không hạn chế.

Câu 15: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm

  • A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
  • B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
  • C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
  • D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.

Câu 16: Để bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, mỗi công dân học sinh cần làm gì?

  • A. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.
  • B. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa bằng những hành vi, việc làm thiết thực.
  • C. Đấu tranh, phê phán với những hành vi về bảo vệ di sản văn hóa.
  • D. Không tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa do trường tổ chức.

Câu 17: Mọi công dân được học từ thấp đến cao, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

  • A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
  • B. Quyền học không hạn chế.
  • C. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
  • D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 18: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

  • A. Công dân chỉ được phép kết hôn khi đủ 20 tuổi trở nên đối với nam và đủ 19 tuổi đối với nữ.
  • B. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở trong kết hôn bị pháp luật nghiêm cấm, nếu vi phạm, công dân sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lsi tương ứng.
  • C. Việc đăng kí kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • D. Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật trong kết hôn, li hôn; phải tôn trọng quyền kết hôn, li hôn của người khác

Câu 19: Theo luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Điều 1 là

  • A. Quyền được khám, chữa bệnh.
  • B. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khỏe.
  • C. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh.
  • D. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 20: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Sử dụng di sản văn hóa.
  • B. Bảo vệ di sản văn hóa.
  • C. Tái tạo di sản văn hóa.
  • D. Chuyển giao di sản văn hóa.

Câu 21: Khẳng định nào dưới đây là đúng về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế? 

  • A. Hợp đồng thương mại quốc tế chỉ được kí kết bằng hình thức văn bản mới phát sinh hiệu lực.
  • B. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định pháp luật của các nước liên quan.
  • C. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định của pháp luật nước người bán.
  • D. Hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết bằng hình thức do Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế quy định.

Câu 22: Việc kết hôn phải do

  • A. bố mẹ quyết định.
  • B. bên nam quyết định.
  • C. hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định.
  • D. bên nữ quyết định.

Câu 23: Pháp luật quốc tế ảnh hưởng đến

  • A. các mối quan hệ của pháp luật quốc tế.
  • B. sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.
  • C. cấu trúc hệ thống pháp luật quốc tế.
  • D. toàn bộ nội dung của pháp luật quốc tế.

Câu 24: Chủ thể nào sau đây không phải chủ thể của tranh chấp về bảo hiểm xã hội?

  • A. Tranh chấp giữa cơ quan lao động cấp huyện với người sử dụng lao động.
  • B. Tranh chấp giữa người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • C. Tranh chấp giữa tổ chức công đoàn với cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • D. Tranh chấp giữa tổ chức đại diện người sử dụng lao động với người lao động.

Câu 25: Công dân có quyền 

  • A. giao nộp di cật, cổ vật quốc gia do mình tìm được.
  • B. đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa.
  • C. tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa vật chất và tinh thân của dân tộc.
  • D. tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác