Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 12 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân có quyền:

  • A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • B. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
  • C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.
  • D. Tố cáo các hành vi vi phạm.

Câu 2: Pháp luật quốc tế được thực hiện dựa trên:

  • A. Bốn nguyên tắc.
  • B. Năm nguyên tắc.
  • C. Sáu nguyên tắc.
  • D. Bảy nguyên tắc.

Câu 3: Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác là: 

  • A. Lãnh thổ quốc gia.
  • B. Biên giới quốc gia.
  • C. Chủ quyền quốc gia.
  • D. Giới hạn quốc gia.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình?

  • A. Chị M và anh N đăng kí kết hôn sau khi đã tổ chức đám cưới.
  • B. Anh H thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi đã li hôn vợ.
  • C. Chị K đưa hết số tiền tiết kiệm được trước khi kết hôn cho chồng.
  • D. Anh Q tìm cách để vợ không được tham gia lớp học chuyên môn.

Câu 5: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?

Trong một lần đi tham quan thành cổ Sơn Tây, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.

  • A. Bạn P.
  • B. Bạn Q.
  • C. Bạn T.
  • D. Cả 3 bạn.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?

  • A. Hỗ trợ vay vốn để chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế.
  • B. Đảm bảo nước sạch trong sinh hoạt.
  • C. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  • D. Bày tỏ ý kiến cá nhân.

Câu 7: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã tuân thủ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?

Doanh nghiệp D (nước Y) do quá tin tưởng vào công ty môi giới nên đã bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác, đồng ý bán cho Công ty G (nước E) 300 tấn gạo. Sau khi Doanh nghiệp D gửi 300 tấn gạo đi cho Công ty G thì mới phát hiện Công ty G không có khả năng thanh toán, đang chờ tuyên bố phá sản.

  • A. Cả công ty D và công ty G.
  • B. Không có chủ thể nào tuân thủ.
  • C. Công ty D.
  • D. Công ty G.

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình?

  • A. Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của con.
  • B. Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.
  • C. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
  • D. Các thành viên trong gia đình không có quyền chăm sóc và giúp đỡ nhau về kinh tế.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?

  • A. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.
  • C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.
  • D. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.

Câu 10: Mọi công dân có quyền được học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

  • A. Quyền được tự chủ trong học tập.
  • B. Quyền được đi học.
  • C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • D. Quyền được Nhà nước tài trợ đi học.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,… 
  • B. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
  • C. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.
  • D. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

Câu 12: Ý nào dưới đây nói không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

  • A. Công dân có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
  • B. Công dân có quyền được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh.
  • C. Công dân không được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật tron khám bệnh, chữa bệnh.
  • D. Công dân phải tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Câu 13: Đâu không phải là nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng?

  • A. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
  • B. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
  • C. Vợ, chồng có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yéu của gia đình.
  • D. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Câu 14: Ý nào sau đây không phải là quyền bình đẳng về cơ hội học tập?

  • A. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính.
  • B. Không phân biệt đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội.
  • C. Có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
  • D. Giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.

Câu 15: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của WTO?

  • A. Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.
  • B. Nguyên tắc mở cửa thị trường.
  • C. Nguyên tắc thương mại công bằng.
  • D. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
  • B. Tố cáo các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.
  • C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
  • D. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa của dân tộc.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?

  • A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
  • B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.
  • C. Là chế độ mà nước sở tại cho phpá người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…
  • D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.

Câu 18: Mặc dù đã được nhắc nhở về nội quy phòng thi nhưng bạn C vẫn có những hành vi gian lận trong thi cử. Hành vi đó đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  • A. Nghĩa vụ học tập của công dân.
  • B. Quyền tự do của công dân.
  • C. Nghĩa vụ dân sự của công dân.
  • D. Quyền được phát triển của công dân.

Câu 19: Điều nào sau đây không thuộc Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?

  • A. Tội loạn luân.
  • B. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
  • C. Tội tổ chức tảo hôn.
  • D. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

  • A. Luật quốc gia tạo cơ sở hình thành và góp phần thúc đẩy pháp luật quốc tế phát triển.
  • B. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau. 
  • C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia.
  • D. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

Câu 21: Điều nào dưới đây thuộc Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014?

  • A. Quyền của người lao động.
  • B. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh.
  • C. Quyền của người học.
  • D. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em.

Câu 22: Đâu không phải là quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hóa.
  • B. Được tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
  • C. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.
  • D. Chưa được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

Câu 23: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?

  • A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.
  • B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.
  • C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.
  • D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

Câu 24: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
  • B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.
  • C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
  • D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

Câu 25: Ý nào sau đây không phải quyền của công dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Được sống trong môi trường trong lành không bị ô nhiễm.
  • B. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.
  • D. Tham gia các hoạt động và giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác