Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 12 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu gồm:

  • A. Hai quyền.
  • B. Ba quyền.
  • C. Bốn quyền.
  • D. Năm quyền.

Câu 2: Tổng số nền tảng được sử dụng để xây dựng trách nhiệm của xã hội là bao nhiêu?

  • A. Ba nền tảng.
  • B. Bốn nền tảng.
  • C. Năm nền tảng.
  • D. Sáu nền tảng.

Câu 3: Để thiết lập được kế hoạch kinh doanh cần trải qua:

  • A. Ba bước.
  • B. Bốn bước.
  • C. Năm bước.
  • D. Sáu bước

Câu 4: Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là:

  • A. sự tự nguyện của công dân.
  • B. nộp tiền cho Nhà nước.
  • C. không bắt buộc đối với công dân.
  • D. nghĩa vụ của công dân.

Câu 5: Đâu là khái niệm đúng về Bảo hiểm?

  • A. Là hình thức bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật.
  • B. Là hoạt động chuyển giao rủi ro giữa bên tham gia bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.
  • C. Là yếu tố thương mại yêu cầu người lao động phải sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
  • D. Là quỹ thất nghiệp được hình thành từ các khoản đóng của người lao động và hỗ trợ của Nhà nước.

Câu 6: Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tư cách pháp lí của doanh nghiệp.
  • B. Hoạt động kinh tế của donah nghiệp.
  • C. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
  • D. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây không phản ánh đúng bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế?

  • A. Sự mở rộng thị trường từ phạm vi nội địa ra phạm vi quốc tế.
  • B. Sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
  • C. Sự chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới.
  • D. Sự chia sẻ lợi ích trên cơ sở các quốc gia hỗ trợ nhau.

Câu 8: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để:

  • A. chi vào việc riêng của cá nhân.
  • B. chi tiêu cho những công việc chung.
  • C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
  • D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 9: Thế nào là tăng trưởng kinh tế?

  • A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.
  • B. sự gia tăng về quy mô, sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.
  • C. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.
  • D. sự lớn lên về quy mô, sản lượng mà một số ngành kinh tế tạo nên trong một thời kì nhất định.

Câu 10: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?

  • A. Từ 7 năm đến 15 năm.
  • B. Từ 5 năm đến 15 năm.
  • C. Từ 5 năm đến 10 năm.
  • D. Từ 1 năm đến 5 năm.

Câu 11: Tổng thu nhập quốc dân được viết tắt là gì?

  • A. USD.
  • B. HDI.
  • C. GNI.
  • D. GDP.

Câu 12: Để lập được kế hoạch kinh doanh, bước đầu tiên cần phải

  • A. Xác định mục tiêu kinh doanh.
  • B. Tính toán chi phí
  • C. Xác định ý tưởng kinh doanh.
  • D. Tính toán rủi ro.

Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

  • A. Của thiên trả địa.
  • B. Thắt lưng buộc bụng.
  • C. Của chợ trả chợ.
  • D. Còn người thì còn của. 

Câu 14: Người nộp thuế có quyền gì?

  • A. Kê khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế.
  • B. Được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ về thuế.
  • C. Không được hưởng ưu đã về thuế.
  • D. Không được hoàn thuế.

Câu 15: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các hình thức nào dưới đây?

  • A. Trách nhiệm kinh tế; trách nhiệm pháp lí; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm từ thiện.
  • B. Trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm không bắt buộc; trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm đạo đức.
  • C. Trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm tự nguyện; trách nhiệm vì cộng đồng.
  • D. Trách nhiệm xã hội; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm vì cộng đồng; trách nhiệm không bắt buộc.

Câu 16: Mục tiêu ngắn hạn là

  • A. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 1 – 2 năm.
  • B. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 3 tháng đến 6 tháng.
  • C. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm.
  • D. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 2 – 5 năm.

Câu 17: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:

  • A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
  • B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
  • C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
  • D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

Câu 18: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

  • A. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.
  • B. Ghi chép khoản thu hằng tháng.
  • C. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
  • D. Phân bố các khoản thu và chi vào các mục đích cụ thể.

Câu 19: Để tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định được tính bằng cách nào dưới đây?

  • A. Bằng tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
  • B. Bằng tổng chi tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ.
  • C. Bằng tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế.
  • D. Bằng tổng thu nhập từ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân tạo ra.

Câu 20: Ý nào sau đây không thuộc Điều 496 của Bộ luật Dân sự năm 2015?

  • A. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  • B. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
  • C. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  • D. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách bảo hiểm xã hội?

  • A. Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động.
  • B. Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.
  • C. Chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận.
  • D. Chính sách bảo hiểm xã hội là cơ sở để thực hiện tốt các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội.

Câu 22: Đâu là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?

  • A. Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh (thuận lợi, khó khăn).
  • B. Xác định thành công và lợi ích của hoạt động kinh doanh.
  • C. Tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh.
  • D. Xác định thị trường kinh doanh.

Câu 23: Việc doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm kinh tế
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Trách nhiệm đạo đức.
  • D. Trách nhiệm tự nguyện.

Câu 24: Trước năm 2019, gia đình chị H thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, chị H đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình chị H đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Trong trường hợp trên, gia đình chị H đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?

  • A. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
  • B. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
  • C. Chính sách trợ giúp xã hội.
  • D. Chính sách bảo hiểm.

Câu 25: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền sử dụng?

  • A. Có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • B. Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản.
  • C. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • D. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác