Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:….là hệ thống các quy tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế liên quốc gia như quan hệ giữa các quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quan hệ giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau.

  • A. Pháp luật quốc gia
  • B. Pháp luật quốc tế
  • C. Điều ước quốc tế
  • D. Công ước quốc tế

Câu 2: Pháp luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở nào?

  • A. Áp đặt của cường quốc
  • B. Quyết định của Liên Hợp Quốc
  • C. Tự nguyện và bình đẳng
  • D. Lợi ích của các nước lớn

Câu 3: Mục đích chính của pháp luật quốc tế là gì?

  • A. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế
  • B. Áp đặt ý chí của nước lớn lên nước nhỏ
  • C. Tạo ra một chính phủ toàn cầu
  • D. Thống nhất luật pháp trên toàn thế giới

Câu 4: Pháp luật quốc tế là cơ sở để:

  • A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
  • B. Tạo ra một chính phủ toàn cầu
  • C. Xóa bỏ chủ quyền quốc gia
  • D. Áp đặt ý chí của nước lớn

Câu 5: Đâu không phải chủ thể của pháp luật quốc tế?

  • A. Quốc gia
  • B. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia)
  • C. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
  • D. Các công ty đa quốc gia

Câu 6: Khái niệm nào được đề cập đến trong thông tin sau?

Văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia và chủ thể khác nhau của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, lãnh thổ, môi trường,…

  • A. Pháp luật quốc gia
  • B. Điều ước quốc tế
  • C. Pháp luật quốc tế
  • D. Công ước quốc tế

Câu 7: Pháp luật quốc tế điều chỉnh:

  • A. Các quan hệ quốc tế có tính chất liên quốc gia, liên chính phủ
  • B. Các quan hệ quốc tế phi chính phủ
  • C. Các quan hệ giữa thể nhân, pháp nhân của các nước
  • D. Các quan hệ giữa các công ty trong một quốc gia

Câu 8: Đâu không phải là vai trò của pháp luật quốc tế trong đời sống quốc tế?

  • A. Cơ sở để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
  • B. Cơ sở để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác phát triển giữa các quốc gia
  • C. Cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới
  • D. Cơ sở để phát triển kinh tế - thương mại, văn hoá, chính trị

Câu 9: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển
  • B. Pháp luật quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng hơn pháp luật quốc gia
  • C. Pháp luật quốc gia hoàn toàn độc lập và không chịu ảnh hưởng của pháp luật quốc tế
  • D. Pháp luật quốc tế chỉ có tác dụng trong các quan hệ ngoại giao, không ảnh hưởng đến pháp luật quốc gia

Câu 10: Trong hệ thống pháp luật quốc tế, có mấy nhóm nguyên tắc?

  • A. 2 nhóm nguyên tắc
  • B. 3 nhóm nguyên tắc
  • C. 4 nhóm nguyên tắc
  • D. 5 nhóm nguyên tắc

Câu 11: Pháp luật quốc tế có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 12: Nguyên tắc nào được đề cập đến trong thông tin sau: “Các quốc gia được bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quan hệ quốc tế”. 

  • A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
  • B. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
  • C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • D. Nguyên tắc hoà bình, giải quyết tranh chấp quốc tế

Câu 13: Sau hàng chục năm có xung đột vũ trang với nhau, Việt Nam và Mỹ đã đàm phán, thoả thuận với nhau kí kết Hiệp định Pari năm 1973 để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973 giữa Việt Nam và Mỹ là phù hợp với nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
  • B. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
  • C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • D. Nguyên tắc hoà bình, giải quyết tranh chấp quốc tế

Câu 14: Do tranh chấp lãnh thổ nên xung đột vũ trang đã nổ ra giữa hai nước N và nước U. Sau khi nổ ra vụ xung đột này, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt xung đột giữa hai nước và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

Trong cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước N và U, nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế đã bị vi phạm?

  • A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
  • B. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
  • C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • D. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Câu 15: Trong hai ngày 1-2/11/2023, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 78 đã thảo luận về “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba”. Tại cuộc họp này, đông đảo các nước chia sẻ với những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua. Đồng thời, các nước cũng kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với Cuba.

Hành vi thực hiện chính sách cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba là sự vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
  • B. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
  • C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • D. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Câu 16: Đâu không phải một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
  • B. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.
  • C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết.
  • D. Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Câu 17: Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
  • B. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác
  • C. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia
  • D. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Câu 18:  Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về pháp luật quốc tế?

  • A. Pháp luật quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên.
  • B. Pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
  • C. Pháp luật quốc tế hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.
  • D. Pháp luật quốc tế không điều chỉnh các mối quan hệ có tính chất liên chính phủ

Câu 19: Cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia H khỏng có dấu hiệu giảm bót. Trước tình hình đó, Hội động Bảo an Liên hợp quốc căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đã họp và soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, kế cả các biện pháp quân sự để duy trì hòa bình tại quốc gia H. Trong thời gian chờ đợi Nghĩ quyết được thông qua, quốc gia K, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đã đưa một số tàu quân sự của mình tiến vào lãnh thổ của quốc gia H.

Việc làm của quốc gia K vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
  • B. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
  • C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • D. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Câu 20: Đâu là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
  • B. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
  • C. Nguyên tắc tối huệ quốc
  • D. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác