Trắc nghiệm hóa học lớp 10 chân trời sáng tạo học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ số cân bằng của H2 trong phản ứng Fe2O3 + H2⟶ Fe + H2O là
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4.
Câu 2: Cho phản ứng:
2N2O5 (g) ⟶ O2 (g) + 4NO2 (g)
Sau thời gian từ giây 57 đến giây 116, nồng độ N2O5 giảm từ 0,4 M về 0,35 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là
- A. 8,48.10−4 M / giây
- B. 4,42.10−4 M / giây
- C. 8,84.10−4 M / giây
D. 4,24.10−4 M / giây.
Câu 3: Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4.
Khẳng định đúng là
- A. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe
B. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+
- C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+
- D. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu.
Câu 4: Hằng số tốc độ phản ứng k chỉ phụ thuộc vào
- A. bản chất của phản ứng
- B. nồng độ các chất
- C. nhiệt độ
D. Cả A và C.
Câu 5: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g).
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ CO gấp 2 lần, nồng độ O2 không đổi.
A. tăng gấp 4 lần
- B. tăng gấp 8 lần
- C. không thay đổi
- D. giảm 2 lần
Câu 6: Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:
K2Cr2O7 + HCl ⟶ Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O
- A. 5
- B. 10
C. 14
- D. 16.
Câu 7: Cho các phát biểu sau
(1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
(2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
(3) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
Các phát biểu đúng là
A. (1) và (2)
- B. (1) và (4)
- C. (2) và (3)
- D. (3) và (4).
Câu 8: Chất khử là chất
- A. nhận electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa
- B. nhận electron, có số oxi hóa giảm, bị khử
C. nhường electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa
- D. nhường electron, có số oxi hóa giảm, bị khử
Câu 9: Cho phản ứng: Br2 (l) + HCOOH (aq)⟶ 2HBr (aq) + CO2 (s)
Nồng độ ban đầu của Br2 là aM, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên là 4.10-5M/s. Giá trị của a là
- A. 0,02 M
- B. 0,07 M
- C. 0,02 M
D. 0,022 M.
Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây xảy ra với tốc độ nhanh nhất?
- A. Nướng bánh
- B. Lên men sữa chua tạo sữa chua
C. Đốt gas khi nấu ăn
- D. Cánh cổng sắt bị gỉ sét.
Câu 11: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với
- A. 1 bar (đối với chất khí);
- B. nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch);
- C. nhiệt độ thường được chọn là 25° C (298 K);
D. Cả A, B và C.
Câu 12: Kết luận nào sau đây sai?
- A. Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- B. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
C. Đối với tất cả các phản ứng, tốc độ phản ứng tăng khi áp suất tăng
- D. Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Câu 13: Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn.
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là
- A. nhiệt độ
B. nồng độ
- C. chất xúc tác
- D. diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 14: Phương trình nhiệt hóa học là
- A. phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện cung cấp nhiệt độ
- B. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng
C. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm
- D. phương trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt ra môi trường.
Câu 15: Cho hiện tượng sau: Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất.
Hiện tượng trên thể hiện ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ
- B. Nhiệt độ
- C. Diện tích bề mặt tiếp xúc
- D. Chất xúc tác.
Câu 16: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.
Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là
A. cung cấp, giải phóng
- B. giải phóng, cung cấp
- C. cung cấp, cung cấp
- D. giải phóng, giải phóng.
Câu 17: Cho phản ứng ở 45°C
2N2O5 (g) ⟶ O2 (g) + 2N2O4 (g)
Sau 275 giây đầu tiên, nồng độ của O2 là 0,188 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo O2 trong khoảng thời gian trên.
- A. 1463 M / giây
B. 6,8.10−4 M / giây
- C. 8,6.10−4 M / giây
- D. 6,8.104 M / giây.
Câu 18: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3Cl là
- A. 1 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl
B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl
- C. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl
- D. 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
Câu 19: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là
- A. liên kết ion
- B. liên kết cộng hóa trị có cực
- C. liên kết cộng hóa trị không cực
D. liên kết hydrogen
Câu 20: Phản ứng trong thí nghiệm nào dưới đây có tốc độ lớn nhất?
- A. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C
- B. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C
- C. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C
D. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C.
Câu 21: Phát biểu sai là
- A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử
B. Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử
- C. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron
- D. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
Câu 22: Cho phản ứng sau: 2KMnO4 (s) → K2MnO4 (s) + MnO2 (s) + O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng này là:
- A. Nhiệt độ
- B. Kích thước KMnO4 (s)
C. Áp suất
- D. Cả A, B và C.
Câu 23: Các nguyên tố nhóm VIIA gồm
A. fluorine, chlorine, bromine, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
- B. sulfur, chlorine, bromine, indium và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
- C. fluorine, chlorine, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
- D. fluorine, calcium, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine.
Câu 24: Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các
A. lưỡng cực tạm thời
- B. lưỡng cực cảm ứng
- C. lưỡng cực vĩnh viễn
- D. một ion âm
Câu 25: Nguyên tố halogen có hàm lượng nhiều nhất trong tự nhiên là
- A. fluorine (F)
B. chlorine (Cl)
- C. iodine (I)
- D. bromine (Br).
Câu 26: Nhận định sai về đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng
- B. phân lớp s có 2 electron
- C. phân lớp p có 5 electron
- D. chưa đạt cấu hình electron bền vững như khí hiếm.
Câu 27: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 28: Kết luận đúng là
- A. Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2
- B. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị phân cực
- C. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 29: Số oxi hóa của Mn trong các phân tử MnO2, KMnO4, K2MnO4 lần lượt là
- A. +2, +4, +3
- B. −4, +7, +6
C. +4, +7, +6
- D. +2, +5, +6.
Câu 30: Cho mẩu giấy màu ẩm vào bình khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là
A. Giấy màu ẩm bị mất màu
- B. Giấy màu ẩm chuyển sang màu đen
- C. Giấy màu ẩm tan dần đến hết
- D. Không hiện tượng.
Câu 31: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. HF
- B. HCl
- C. HBr
- D. HI.
Câu 32: Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do
- A. sự góp chung electron
- B. sự nhường – nhận electron
C. tương tác hút tĩnh điện
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 33: Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là
A. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn
- B. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó
- C. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó
- D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 34: Nhận định sai khi nói về tính acid của các dung dịch HCl, HBr, HI là
A. làm quỳ tím chuyển màu xanh
- B. tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học
- C. tác dụng với basic oxide, base
- D. tác dụng với một số muối.
Câu 35: H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì
- A. H2O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S
- B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S
C. Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 36: Cho phản ứng: KI + H2SO4⟶ I2 + H2S + K2SO4 + H2O
Hệ số cân bằng của H2SO4 là
- A. 8
B. 5
- C. 4
- D. 3
Câu 37: Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
- A. Hydrochloric acid
- B. Hydrofluoric acid
- C. Hydrobromic acid
D. Hydroiodic acid.
Câu 38: Trong các ion halide X-, ion có tính khử mạnh nhất là
- A. F−
B. I−
- C. Br−
- D. Cl−
Câu 39: HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì
- A. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr
- B. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br
C. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 40: Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như
- A. đặc điểm tập hợp
- B. nhiệt độ nóng chảy
- C. nhiệt độ sôi
D. Cả A, B và C
Bình luận