Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của biến đối khí hậu?

  • A. Núi lửa phun trào.
  • B. Nhiệt độ trung bình giảm.
  • C. Băng tan.
  • D. Cực quang.

Câu 2: Quá trình tự nhiên nào sau đây không gây ra biến đổi khí hậu?

  • A. Núi lửa phun trào.
  • B. Thuỷ triều lên xuống trong ngày.
  • C. Cháy rừng tự nhiên.
  • D. Sự thay đổi của quỹ đạo trái đất. 

Câu 3: Khi có thông tin về bão, chúng ta không nên dự trữ các loại lương thực, thực phẩm như thế nào?

  • A. Có hạn dài.
  • B. Các loại đồ khô: mì tôm, bánh, lương khô,...
  • C. Các thực phẩm tươi sống: tôm, cua, cá,...
  • D. Các loại đồ hộp, sữa cho trẻ em,...

Câu 4: Bước nào sau đây nhất định phải thực hiện trước khi bắt đầu thêu?

  • A. Định hình tranh thêu.
  • B. Kiểm tra màu chỉ.
  • C. Tách chỉ.
  • D. Giặt vải.

Câu 5: Chúng ta nên chọn mua lương thực, thực phẩm với số lượng như thế nào? 

  • A. Mua đủ dùng cho vài ngày với mức tiết kiệm.
  • B. Mua đủ dùng cho vài ngày, sử dụng thoải mái.
  • C. Mua thật nhiều đồ để dùng cho cả tháng.
  • D. Mua càng nhiều càng tốt.

Câu 6: Các bước để làm tờ rơi quảng bá sản phẩm nghề truyền thống là:

  • A. Chụp ảnh, vẽ sản phẩm.
  • B. Viết về ý nghĩa, giá trị của sản phẩm.
  • C. Thiết kế tờ rơi.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Hoạt động nào sau đây là cần thiết để ứng phó sau sạt lở đất?

  • A. Tránh xa khu vực sạt lở vì nền đất chưa ổn định.
  • B. Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Theo em, việc trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại khi làm nghề truyền thống có tác dụng gì?

  • A. Nâng cao giá thành sản phẩm.
  • B. Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
  • C. Đảm bảo thu nhập cao cho các nghệ nhân.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Khi sạt lở đất xảy ra, hành động nào sau đây không được phép thực hiện?

  • A. Sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
  • B. Lại gần cầu, cống khi nước đang lên.
  • C. Di chuyển nhanh ra khỏi nơi sạt lở.
  • D. Không vớt củi, bơi lội ở sông suối khi có mưa lớn hoặc khi nước chuyển từ trong sang đục.

Câu 10: Đâu là phẩm chất cần có của người làm nghề truyền thống?

  • A. Kiên nhẫn.
  • B. Chăm chỉ.
  • C. Trách nhiệm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Chúng ta nên có phương pháp ăn uống như thế nào để phòng chống dịch bệnh sau thiên tai?

  • A. Chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.
  • B. Ăn chín, uống sôi.
  • C. Khử trùng nước ăn, nước sinh hoạt.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Để có thể trở thành một nghệ nhân, yếu tố quan trọng nhất là gì?

  • A. Lòng yêu nghề, sự đam mê.
  • B. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 13: Nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tự nhiên, thân thiện với môi trường?

  • A. Năng lượng gió.
  • B. Năng lượng mặt trời.
  • C. Năng lượng hạt nhân.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: “Thấu đất” là tên gọi khác của giai đoạn nào trong quá trình làm gốm?

  • A. Tráng men.
  • B. Làm đất.
  • C. Tạo hình sản phẩm.
  • D. Nung đốt sản phẩm.

Câu 15: Khi phân loại rác, nhóm chất thải dễ phân huỷ bao gồm: 

  • A. Cao su, thuỷ tinh, nhựa,...
  • B. Vải, quẩn áo cũ,...
  • C. Thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây,...
  • D. Túi nilon, đĩa CD, cặp nhiệt độ,... 

Câu 16: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?

  • A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.
  • B. Phát huy các giá trị văn hoá.
  • C. Phát triển du lịch và xã hội.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Khi các thiết bị điện trong nhà bị hỏng, chúng ta phải tìm ai để sửa chữa?

  • A. Thợ may.
  • B. Thợ thủ công.
  • C. Thợ điện.
  • D. Thợ sửa ống nước.

Câu 18:  Làng Non Nước đặc trưng với nghề truyền thống nào?

  • A. Nặn tò he.
  • B. Chế tác đá mĩ nghệ.
  • C. Trồng chè.
  • D. Dệt lụa.

Câu 19: Nghề nào dưới đây không góp phần xây dựng nên một ngôi nhà? 

  • A. Kiến trúc sư.
  • B. Kĩ sư điện tử.
  • C. Thợ xây.
  • D. Thợ mộc.

Câu 20: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?

  • A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
  • B. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
  • C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Luôn sắp xếp mọi thứ một cách khoa học và có thứ tự, ngăn nắp, làm đâu gọn đó là biểu hiện của yếu tố nào? 

  • A. Gọn gàng.
  • B. Đúng thời gian.
  • C. Kiên trì.
  • D. Tận tâm.

Câu 22: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Làm mất mĩ quan đô thị.
  • B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.
  • C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Thế nào là người chuyên nghiệp? 

  • A. Là người có kiến thức chuyên môn vững vàng.
  • B. Là người có kĩ năng để hoàn tất cả mọi công việc chất lượng đúng quy chuẩn và kịp thời.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 24: Khi ngồi trên xe bus, thấy có cụ già lên xe, em nên làm gì?

  • A. Giả vờ ngủ
  • B. Đứng lên nhường chỗ cho cụ.
  • C. Không quan tâm vì ai lên trước thì được ngồi trước.
  • D. Bắt người khác đứng lên để nhường chỗ cho cụ.

Câu 25: Đâu là cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động?

  • A. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy.
  • B. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.
  • C. Sẵn sàng hỗ trợ, làm cùng với người lao động khi cần thiết.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 26: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường?

  • A. Thờ ơ, không quan tâm.
  • B. Giả vờ không nhìn thấy.
  • C. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 27: Cô C là nhân viên vệ sinh của nhà trường. cô là một người rất chăm chỉ, làm việc cẩn thận, sạch sẽ. Một hôm, cô đang dọn nhà vệ sinh của trường, bạn N đi ngang qua nhìn thấy và nói với A: “Cô C làm công việc này bẩn quá, người lúc nào cũng hôi, tớ phải tránh xa ra chứ không thể chịu nổi”. Em có đồng tình với suy nghĩ của N không?

  • A. Đồng tình vì nhân viên vệ sinh vốn là một nghề thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn.
  • B. Không đồng tình vì cô C luôn làm việc rất chăm chỉ, cẩn thận và câu nói của N đang thể hiện sự thiếu tôn trọng với cô.

Câu 28: K đang ngồi trên xe bus để đến trường. Khi đến điểm xuống, các bạn học sinh tranh nhau xuống xe rất đông, vô tình đẩy ngã một cụ già nhưng không ai xin lỗi hay quay lại để đỡ cụ. Thấy thế K đã nhanh chóng đến dìu cụ. Mặc dù bị lỡ điểm xuống và phải đi ngược lại một đoạn khá xa nhưng K thấy rất vui vì đã giúp được cụ. Theo em, K là một người như thế nào?

  • A. K rất biết cách ứng xử nơi công cộng.
  • B. K là một người rất tốt bụng.
  • C. K biết kính trọng người lớn tuổi, rất đáng để học tập.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 29: Đâu là thời gian nghỉ hè của học sinh các cấp?

  • A. Từ tháng 6 đến tháng 9.
  • B. Từ tháng 9 đến tháng 12.
  • C. Từ tháng 12 đến tháng 3.
  • D. Từ tháng 3 đến tháng 6.

Câu 30: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

  • A. Áo hai dây.
  • B. Váy ngắn trên đầu gối.
  • C. Áo hở vai.
  • D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 31: Trong mùa hè, thường có những hoạt động nào được diễn ra?

  • A. Hoạt động vui chơi giải trí
  • B. Hoạt động tham quan du lịch.
  • C. Hoạt động rèn luyện bản thân.
  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 32: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

  • A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
  • B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
  • C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
  • D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.

Câu 33: Tại sao chúng ta phải xác định đúng những gì mình cần?

  • A. Để giúp chúng ta quản lí chi tiêu tốt hơn.
  • B. Để có một khoản tiền tiết kiệm nhất định.
  • C. Để có tiền cho người khác vay.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Các quy tắc ứng xử nơi công cộng có tác dụng gì?

  • A. Giúp mọi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi cùng hoạt động trong không gian chung.
  • B. Góp phần xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 35:  Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải cân nhắc?

  • A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh.
  • B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân.
  • C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích.
  • D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân.

Câu 36: Trong các nhận định dưới đây, đâu là ý nghĩa của nơi công cộng?

  • A. Là nơi để mọi người đi lại.
  • B. Là nơi để mọi người được giao lưu, trao đổi, buôn bán.
  • C. Là nơi để mọi người có thể giải trí, trao đổi, gặp gỡ nói chuyện với nhau,….
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 37: Theo em, học cách kiểm soát chi tiêu một cách thông minh sẽ đem lại lợi ích gì?

  • A. Giúp chúng ta chi tiêu đúng nơi, đúng chỗ.
  • B. Giúp chúng ta rèn luyện đức tính tiết kiệm.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 38: H có 10.000 đồng, hôm nay H dự định mua một gói xôi để ăn sáng và một chiếc bút chì. Trên đường đến trường, H gặp M, M kể với H là mình chưa kịp ăn sáng. H quyết định dùng 10.000 đồng để mua hai gói xôi và đưa cho M một gói. Cả hai bạn cùng nhau ăn sáng vui vẻ. Em có đồng tình với hành động của H không?

  • A. Không đồng tình vì H hoàn toàn có thể chia nửa gói xôi cho M, sau đó mua bút chì như dự tính trước đó.
  • B. Đồng tình vì H làm như vậy sẽ giúp M đỡ đói.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 39: Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố có mức độ ưu tiên cuối cùng?

  • A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh.
  • B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân.
  • C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích.
  • D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân.

Câu 40:  Với cùng một số tiền, bạn A đã lên kế hoạch để cách sử dụng một cách tiết tiết kiệm còn bạn B chỉ biết tiêu xài lãng phí. Theo em, ai có cách chi tiêu hợp lí?

  • A. Bạn A có cách chi tiêu hợp lí.
  • B. Bạn B có cách chi tiêu hợp lí.
  • C. Cả hai bạn đều có cách chi tiêu hợp lí.
  • D. Cả hai bạn chi tiêu đều không hợp lí.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo