Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Sử dụng tiền hợp lí

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Sử dụng tiền hợp lí có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tiết kiệm là gì?

  • A. Dùng tiền để đầu tư vào các tài sản sinh lời
  • B. Sử dụng tiền vào các mục đích không cần thiết
  • C. Chi tiêu ít hơn thu nhập
  • D. Để tiền vào ngân hàng mà không sử dụng

Câu 2: Một trong những cách tốt nhất để sử dụng tiền hợp lý là:

  • A. Dùng tiền để chơi game suốt ngày
  • B. Tiêu tiền vào những buổi tiệc tùng
  • C. Dùng tiền vào việc học tập và phát triển bản thân
  • D. Dùng tiền để vay mượn người khác

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói đến tiết kiệm tiền?

  • A. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiển hợp lí.
  • B. Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra.
  • C. Dùng tiền hợp lí là thể hiện tình yêu thương, trân trọng công sức lao động của người thân trong gia đình.
  • D. Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển.

Câu 4: Hàng tháng, bạn nhận được tiền tiêu vặt từ gia đình. Bạn có thể làm gì để sử dụng số tiền này hợp lý?

  • A. Lập một ngân sách chi tiêu và dành một phần cho việc tiết kiệm, phần còn lại cho các nhu cầu thiết yếu
  • B. Mua sắm những món đồ không cần thiết để thể hiện bản thân
  • C. Tiêu hết số tiền vào việc ăn uống, giải trí
  • D. Để tiền trong ví mà không dùng đến

Câu 5: Sử dụng tiền hợp lí giúp em:

  • A. Tiết kiệm và có sẵn tiền để sử dụng khi cần thiết.
  • B. Phát triển bản thân.
  • C. Rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ.
  • D. Biết yêu thương mọi người.

Câu 6: Sử dụng tiền hợp lí là gì?

  • A. Chi tiêu những khoản thực sự cần thiết.
  • B. Chi tiêu vào những đồ mà mình thích.
  • C. Không cân nhắc trước khi mua.
  • D. Mua đồ theo mọi người.

Câu 7: Tiết kiệm tiền của là:

  • A. Chi tiêu vào thân mình.
  • B. Góp vốn cho bố mẹ.
  • C. Sử dụng tiền cho gia đình và bản thân.
  • D. Sử dụng tiền một cách hợp lí, có hiệu quả vừa ích nước vừa lợi nhà.

Câu 8: Theo “Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô”, để quản lí chi tiêu theo phương pháp đó ta cần:

  • A. Trả lời ba câu hỏi.
  • B. Trả lời bốn câu hỏi.
  • C. Trả lời năm câu hỏi.
  • D. Trả lời sáu câu hỏi.

Câu 9: Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô được nhà báo người Nhật sáng tạo vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1902.
  • B. Năm 1903.
  • C. Năm 1904.
  • D. Năm 1905.

Câu 10: Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô là gì?

  • A. Giúp cho mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình.
  • B. Giúp phát triển nền kinh tế của nước nhà.
  • C. Giúp con người có thể tự tin mua sắm những món đồ mình yêu thích.
  • D. Giúp mọi người trong nhà gắn kết và yêu thương nhau hơn.

Câu 11: Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô có nghĩa là gì?

  • A. Quyển sổ chi tiêu.
  • B. Quyển sổ gia đình.
  • C. Quyển số tiết kiệm.
  • D. Quyển sổ ghi chép.

Câu 12: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :

  • A. Học, học nữa, học mãi.
  • B. Tích tiểu thành đại.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 13: Tục ngữ nào dưới đây nói về sự quan trọng của việc tiết kiệm trong cuộc sống?

  • A. Học, học nữa, học mãi.
  • B. “Của ăn của để, của đi thay người”
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 14: : Em làm gì để tiết kiệm thời gian vào lúc rảnh rỗi?

  • A. Chơi game.
  • B. Đi mua sắm với bố mẹ.
  • C. Đi chơi với bạn bè.
  • D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 15: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Hay đi chợ để nợ cho con.
  • B. Tốt vay dày nợ.
  • C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
  • D. Của đi thay người.

Câu 16: Câu nói: “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến điều gì?

  • A. Lãng phí, thừa thãi.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • C. Trung thực, thẳng thắn.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 17: Để quản lí tiền có hiệu quả, chúng ta cần:

  • A. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • B. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 18: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào ?

  • A. Nhân phẩm.
  • B. Lời nói.
  • C. Sức khỏe.
  • D. Hành động.

Câu 19: Em không đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Sử dụng tiền hợp lí sẽ khiến mọi người cho rằng em là người keo kiệt.
  • B. Sử dụng tiền hợp lí giúp em quản lia tiền trong tương lai.
  • C. Sử dụng tiền hợp lí là biết quý trọng công sức lao động của bố mẹ.
  • D. Sử dụng tiền hợp lí giúp chúng ta chủ động hơn trong chi tiêu.

Câu 20: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
  • B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
  • C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
  • D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 21: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Học sinh có thể thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng để tăng thu nhập.
  • B. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
  • D. Chỉ những người nghèo mới phải cần quản lí tiền. 

Câu 22: Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

  • A. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
  • B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
  • C. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
  • D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

Câu 23: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

  • A. Thu gom phế liệu.
  • B. Nghỉ học để đi làm thêm.
  • C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
  • D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 24: Đâu không phải ý đúng nói về “Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô”?

  • A. Được nhà báo người nhạt sáng tạo vào năm 1905.
  • B. Giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình. 
  • C. Để sử dụng phương pháp này vào quản lí chi tiêu cần trả lời bốn câu hỏi.
  • D. Để thực hiện phương pháp này chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép khoản thu chi của mình và trả lời chính xác bốn câu hỏi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác