Đáp án Đạo đức 5 Cánh diều bài 8: Em lập kế hoạch cá nhân
Đáp án bài 8: Em lập kế hoạch cá nhân. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Đạo đức 5 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 8. LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
KHỞI ĐỘNG
Chia sẻ về những dự định của em trong thời gian tới
Đáp án chuẩn:
Em dự định tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn toán cấp thành phố
Em dự định tiết kiệm tiền để mua chiếc xe đạp
KHÁM PHÁ
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a. Em hãy đặt tên cho loại kế hoạch cá nhân tương ứng với các tranh trên
b. Kể thêm một số loại kế hoạch cá nhân khác mà em biết
Đáp án chuẩn:
a,
+ Hình 1: Kế hoạch làm việc nhà
+ Hình 2: Kế hoạch ôn tập cho kì thi
+ Hình 3: Kế hoạch học tiếng anh
+ Hình 4: kế hoạch chạy bộ
b,
+ kế hoạch tập luyện (thể thao)
+ kế hoạch tiết kiệm tiền
2. Kể chuyện theo tranh
a. Em hãy cho biết sự khác nhau giữa Phú và Thảo trong việc lập kế hoạch cá nhân
b. Theo em, vì sao phải lập kế hoạch cá nhân?
Đáp án chuẩn:
a, Thảo: Luôn lên kế hoạch học tập đầy đủ
Phú: Vui chơi tuỳ hứng nên quên không làm bài
b, Bằng cách lập kế hoạch, chúng ta có thể tránh được việc bỏ sót công việc và đảm bảo rằng có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
Tuấn có nhiều công việc cá nhân cần thực hiện như dọn dẹp nhà cửa, học tập, chơi thể thao, bồi dưỡng năng khiếu hội hoạ,…Cách lập kế hoạch cá nhân của Tuấn bao gồm: đặt mục tiêu, phân loại công việc, lập thời gian biểu, các bước thực hiện, thực hiện và kiểm tra tiến độ
a. Tuấn đã lập kế hoạch cá nhân như thế nào?
b. Theo em, cần lưu ý điều gì khi lập kế hoạch
Đáp án chuẩn:
a, Cách lập kế hoạch cá nhân của Tuấn bao gồm: đặt mục tiêu, phân loại công việc, lập thời gian biểu, các bước thực hiện, thực hiện và kiểm tra tiến độ
b, Khi lập kế hoạch cá nhân, em cần lưu ý: có thêm những biện pháp dự phòng hoặc điều chỉnh cho linh hoạt, không nên thực hiện quá cứng nhắc.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nhận xét các ý kiến dưới đây:
a. Lập kế hoạch cá nhân giúp chúng ta chủ động trong công việc và quản lí thời gian tốt hơn
b. Chúng ta sẽ biết được thứ tự và tiến độ công việc khi làm việc theo kế hoạch
c. Một kế hoạch rõ ràng, hợp lí giúp chúng ta tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”
d. Lập kế hoạch cá nhân cho thấy chúng ta là người sống tự giác và có trách nhiệm
Đáp án chuẩn:
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng
d. Đúng
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm dưới đây? Vì sao?
a. Sang luôn chủ động lập kế hoạch cá nhân và hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ
b, Minh cho rằng việc lập kế hoạch cá nhân là không cần thiết vì mọi thứ đã có trong đầu
c. Nga thường lập kế hoạch xong rồi để đó, khi nào nhớ đến thì mới làm.
d. Nguyên chỉ lập kế hoạch cho việc học tập.
e. Kiệt học tập và làm việc theo phương châm: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
Đáp án chuẩn:
a. Em đồng tình
b. Em không đồng tình
c. Em không đồng tình
d. Em đồng tình
e. Em không đồng tình
Câu 3: Sắp xếp các nội dung sau theo trình tự các bước lập kế hoạch cá nhân
a, Phân tích ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn
b, Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên
c, Xác định những bước cần thực hiện để hoàn thành tiến độ công việc
d, Hành động
e, Kiểm tra tiến độ và đánh giá kết quả từng công việc
g, Liệt kê những công việc cần làm
h, Xác định thời gian hoàn thành cho từng công việc
i, Xác định mục tiêu
Đáp án chuẩn:
Trình tự lập kế hoạch: i – a – g – b – h – c- d – e
Câu 4: Xử lí tình huống
Tiến thường xuyên rơi vào tình trạng bận rộn, các công việc chồng chéo nhau. Cuối tuần, Hà sang học nhóm thì thấy Tiến phàn nàn rằng bản thân chẳng có thời gian
Nếu là Hà, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Em sẽ khuyên Tiến:
Xác định công việc quan trọng cần phải hoàn thành trước.
Hợp tác và chia sẻ công việc
Quản lý thời gian
Đừng quên thư giãn
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy lập kế hoạch cá nhân cụ thể và chia sẻ với các bạn
1. Mục tiêu: Mua một chiếc xe đạp mới.
2. Xác định số tiền cần tiết kiệm: giá của chiếc xe đạp mà tôi muốn mua
3. Thiết lập mục tiêu tiết kiệm: Ví dụ: Tiết kiệm 500.000 đồng trong vòng 6 tháng.
4. Xác định nguồn tiền tiết kiệm: tiền tiết kiệm từ tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc nhận tiền thưởng từ việc làm công việc nhà.
5. Lập kế hoạch tiết kiệm. Ví dụ: Tiết kiệm 10.000 đồng mỗi tuần.
6. Giảm tiêu xài không cần thiết
7. Kiên nhẫn và kiểm tra tiến độ
8. Đánh giá và mua xe đạp
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận