Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi chứng kiến hành vi sai trái, bạn nên làm gì?

  • A. Thông báo cho người có thẩm quyền để giải quyết vấn đề
  • B. Để mặc người khác làm những gì họ muốn
  • C. Làm ngơ và không can thiệp
  • D. Tham gia vào hành vi sai trái đó

Câu 2: Câu nói "Làm việc tốt, dù không ai thấy, vẫn là việc tốt" có nghĩa là gì?

  • A. Việc tốt chỉ có giá trị khi được người khác công nhận
  • B. Việc tốt luôn có giá trị, bất kể có ai nhìn thấy hay không.
  • C. Chỉ những việc lớn mới có thể gọi là việc tốt
  • D. Việc tốt luôn có giá trị và ý nghĩa dù không ai thấy, bởi nó phản ánh bản chất đạo đức và những giá trị tốt đẹp mà mỗi người nên bảo vệ.

Câu 3: Cách nào sau đây giúp bạn bảo vệ cái tốt trong cộng đồng?

  • A. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và giúp đỡ người khác
  • B. Chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân và không quan tâm đến xã hội.
  • C. Chỉ tham gia khi có sự khen thưởng.
  • D. Đánh giá và chỉ trích những người khác mà không tìm hiểu hoàn cảnh.

Câu 4: Bảo vệ cái đúng trong trường hợp bị áp lực từ người khác đòi hỏi gì?

  • A. Kiên định với niềm tin của mình và đối diện với mọi áp lực
  • B. Thỏa hiệp và làm theo yêu cầu của người khác
  • C. Tránh xa những tình huống như vậy
  • D. Làm theo đám đông để không bị cô lập

Câu 5:Bảo vệ cái đúng, cái tốt là gì?

  • A. Là những việc làm có ích cho người khác và xã hội.
  • B. Là không quan tâm những điều không liên quan đến mình.
  • C. Là bảo vệ những cái mình cho là đúng.
  • D. Là bảo vệ quyền lợi của cá nhân mình.

Câu 6:Để bảo vệ cái đúng, cái tốt ta cần:

  • A. Nghe theo ý kiến của số đông.
  • B. Đưa ra ý kiến chủ quan.
  • C. Không quan tâm đến vấn đề của người khác.
  • D. Nhận thức đúng đắt sự vật, sự việc.

Câu 7:Đâu là biểu hiện của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Ngăn chặn việc các bạn vứt rác bừa bãi.
  • B. Bao che để cho bạn gian lận trong thi cử.
  • C. Không lên án việc sai trái.
  • D. Thông đồng cùng bạn bè để lấy trộm xoài nhà hàng xóm.

Câu 8: Đấu tranh, bảo vệ cái đúng cái tốt giúp:

  • A. Rèn luyện thân thể trở nên khỏe mạnh hơn.
  • B. Rèn luyện đức tính dũng cảm, sống có trách nhiệm.
  • C. Rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ.
  • D. Rèn luyện tính sáng tạo, phát triển tư duy.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Là ủng hộ, bênh vực thái độ, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • B. Góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.
  • C. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không thể bảo vệ được cái đúng, cái tốt ở xung quanh.
  • D. Giúp đem lại cuộc sống an toàn, lành mạnh.

 Câu 10:Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Vì nó góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.
  • B. Vì nó giúp con người gắn kết với nhau hơn.
  • C. Vì nó góp phần xây dựng một đất nước phát triển toàn diện.
  • D. Vì nó giúp cha mẹ hiểu con cái mình hơn.

Câu 11:Việc làm nào sau đây không phải là bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Những việc làm sai trái mà không liên quan đến mình thì không cần lên tiếng bảo vệ.
  • B. Nhắc nhở bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường, lớp.
  • C. Nhắc nhở bạn làm bài tập đầy đủ.
  • D. Nhắc nhở bạn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Câu 12: Đâu không phải là cách bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Bênh vực người yếu thế.
  • B. Tố cáo, lên án những hành động sai trái.
  • C. Cùng bạn bè làm những việc đi ngược lại với đạo đức.
  • D. Chung tay làm việc tốt.

Câu 13: Đâu là câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  • B. Ăn cháo đá bát.
  • C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
  • D. Ăn cho thật, nói cho thà.

Câu 14:Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện việc làm bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Chỉ làm những việc mình thích.
  • B. Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
  • C. Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
  • D. Tham gia những việc làm sai trái cùng các bạn.

Câu 15:Em tán thành ý kiến nào dưới đây?

  • A. Không cần quan tâm đến cái đúng, cái tốt nếu việc đó không liên quan đến mình.
  • B. Sự thờ ơ, vô cảm không tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác lây lan trong xã hội.
  • C. Bảo vệ cái đúng, cái tốt là việc làm của người lớn.
  • D. Đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 16: Từ đồng nghĩa với từ  cái đúng, cái tốt là từ nào?

  • A. Việc thiện.
  • B. Tự nguyện.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Thiện nguyện.

Câu 17: Em hãy cho biết câu nói dưới đây của ai?

“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp…”

  • A. Đại tướng Nguyên Giáp.
  • B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Tổng bí thư Lê Duẩn.
  • D. Tổng bí thư Trường Chinh.

Câu 18: Tại sao việc bảo vệ cái tốt lại quan trọng trong xã hội?

  • A. Nó làm tăng sự tranh giành và xung đột
  • B. Nó giúp duy trì trật tự và sự công bằng trong xã hội
  • C. Nó không cần thiết vì xã hội đã đủ công bằng
  • D. Nó không cần thiết vì xã hội đã đủ công bằng.

Câu 19: Trong lớp học, bạn thấy một bạn trong lớp sao chép bài kiểm tra của người khác. Bạn sẽ làm gì?

  • A. Không làm gì vì chuyện sao chép bài không liên quan đến mình
  • B. Thông báo với thầy cô giáo để xử lý vấn đề
  • C. Cùng sao chép bài để bạn đó không bị lộ
  • D. Khuyên bạn đó đừng làm như vậy nhưng không nói với thầy cô

Câu 20: Khi nghe một câu chuyện không đúng sự thật về ai đó, bạn sẽ làm gì?

  • A. Tin và chia sẻ câu chuyện đó với người khác
  • B. Kiểm tra lại thông tin trước khi chia sẻ hoặc phản hồi
  • C. Giữ im lặng và không quan tâm
  • D. Phủ nhận câu chuyện mà không cần xem xét

Câu 21: Khi tham gia một cuộc thi, bạn thấy có người gian lận để giành chiến thắng. Bạn sẽ làm gì?

  • A. Không làm gì vì đó không phải vấn đề của mình
  • B. Lên tiếng phản đối hành vi gian lận và báo cho ban tổ chức
  • C. Tham gia gian lận cùng họ để không bị thua
  • D. Im lặng và hy vọng người gian lận sẽ bị phát hiện sau

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác