Dễ hiểu giải Đạo đức 5 Cánh diều bài 1: Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước

Giải dễ hiểu bài 1: Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Đạo đức 5 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 1. EM BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

KHỞI ĐỘNG

Nghe hoặc hát bài hát Nhớ ơn Bác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và trả lời câu hỏi: Cảm xúc của em như thế nào khi nghe hoặc hát bài hát trên?

Giải nhanh:

Em thấy rất biết ơn những công lao của Bác, biết ơn những gì Bác đã làm cho các em thiếu nhi, cho đất nước Việt Nam. Em còn tự hứa với mình sẽ chăm ngoan học giỏi để thể hiện sự biết ơn đối với Bác Hồ, đối với tổ quốc.

KHÁM PHÁ

1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

a. Các nhân vật trên có đóng góp gì cho quê hương, đất nước?

b. Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước mà em biết.

Giải nhanh:

a, 

+ Hình 1: Vua Hùng là người sáng lập và là vị vua đầu tiên của nước Việt. Ông được xem như là tổ tiên của dân tộc Việt.

+ Hình 2: Hai Bà Trưng là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ, xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân. 

+ Hình 3: Anh hùng Nguyễn Viết Xuân là một chiến sĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được biết đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!"

+ Hình 4: Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam 2023 đã để lại nhiều ấn tượng tốt bởi tinh thần thi đấu quả cảm, kiên cường khi đối mặt với những đội bóng mạnh nhất của bóng đá nữ thế giới hiện tại. 

+ Hình 5: Nhạc sĩ Văn Cao  là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam. Văn Cao còn là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.

+ Hình 6: Bác sĩ Tôn Thất Tùng là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu. Ông làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời và để lại 123 công trình khoa học có giá trị

b, Một số người có công với đất nước mà em biết: 

+ Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ  có con cháu đã hy sinh cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc nhiều nhất tỉnh Quảng Nam. 

+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp  có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

2. Đọc câu chuyện “Lý Tự Trọng – sống mãi tên anh” và trả lời câu hỏi:

a. Lý Tự Trọng đã có đóng góp gì cho quê hương, đất nước?

b. Vì sao chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?

Giải nhanh:

a, Những đóng góp của Lý Tự Trọng với quê hương, đất nước: 

- Tham gia cách mạng, được giao làm liên lạc, vận chuyển tài liệu qua đường tàu biển

- Bắn chết tên thanh tra mật thám của địch để giải cứu đồng đội của mình

- Bị địch tra tấn dã man nhưng anh không khai bất cứ thông tin gì

- Vạch mặt bọn xâm lược và vẫn hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca khi bị xử tử

=> Thể hiện lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì tổ quốc

b, Chúng ta phải biết ơn người có công với quê hương,đất nước vì:

Nhờ những nỗ lực của họ, chúng ta có thể sống trong một môi trường tự do và hoà bình

Công lao của những người đi trước đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Người có công với quê hương đã bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống và danh dự của dân tộc. 

Biết ơn người có công với quê hương là một cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng của chúng ta. Điều này giúp tạo dựng một tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước trong xã hội.

3. Quan sát tranh và thảo luận nhóm

a. Em hãy nêu những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

b. Hãy kể thêm những lời nói, việc làm khác thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước mà em biết.

Giải nhanh:

a. 

- Đến viếng, tặng vòng hoa và tưởng niệm tại đài liệt sĩ

- Đến thăm hỏi, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc gia đình của những người liệt sĩ, người có công với đất nước

- Thể hiện lòng biết ơn, tự hào đối với các anh hùng dân tộc

- Phấn đấu học hỏi để đạt được thành công 

- Tổ chức các chương trình văn nghệ để ghi nhớ công lao của những người có công 

- Tìm hiểu, đọc sách báo, tài liệu để rõ hơn những vai trò, đóng góp của những tấm gương sáng. 

b. 

+ Giúp đỡ các bạn học thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ

+ Kể lại cho anh, chị, em nghe về những tấm gương có công với đất nước

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về những người có công. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhận xét các ý kiến dưới đây:

a. Biết ơn các cô, chú, bác thương binh, liệt sĩ là thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

b. Chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, tươi đẹp.

c. Vì còn nhỏ tuổi nên học sinh không thể làm gì để giúp các cô, chú, bác thương binh và gia đình liệt sĩ.

d. Nhắc nhở để bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn.

e. Phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội là việc làm thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

g. Chỉ có những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm mới là người có công với quê hương, đất nước.

Giải nhanh:

a. Đúng. Đạo lí "uống nước nhớ nguồn" nhấn mạnh việc nhớ và biết ơn nguồn gốc, nguồn cội của mình.

b. Đúng

c. Không hoàn toàn chính xác. Dù cho học sinh còn nhỏ tuổi, họ vẫn có thể thể hiện lòng biết ơn bằng cách tôn trọng và quan tâm đến các cô, chú, bác thương binh và gia đình liệt sĩ, tham gia các hoạt động tưởng niệm những giá trị mà những người có công đã góp phần xây dựng.

d. Đúng

e. Đúng. Bằng cách đóng góp và phát triển bản thân, chúng ta có thể tạo ra giá trị và tác động tích cực cho xã hội.

g. Không hoàn toàn chính xác. Còn có nhiều người khác đã đóng góp và có công với quê hương, đất nước như: cô lao công, anh chiến sĩ canh gác ở đảo xa,..cũng đang đóng góp thầm lặng cho đất nước .

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm dưới đây? Vì sao?

a. Bà Năm là mẹ liệt sĩ ở cạnh nhà em. Mấy hôm nay, bà bị ốm. Em và các bạn trong xóm xin phép bố mẹ đến chăm sóc và dọn dẹp nhà cửa giúp bà.

b. Khi thảo luận về chủ đề Nên làm gì để thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, Trung bày tỏ mong muốn phấn đấu, rènluyện để  sau này trở thành vận động viên cầu lông lập kỉ lục thế giới.

c. Tuyết rất thích được ông Thành - nghệ nhân nặn tò he hướng dẫn để làm ra những nhân vật sinh động. Tuyết muốn sau này trở thành nghệ nhân nặn tò he và giới thiệu với bạn bè quốc tế về những nét văn hoá dân gian đặc sắc của Việt Nam.

d. Trong buổi giao lưu với một trường quốc tế, khi được yêu cầu giới thiệu về đất nước mình, Khôi đã chia sẻ về các danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam.

Giải nhanh:

a. Đồng tình: Điều này thể hiện lòng biết ơn và lòng quan tâm đối với bà Năm, mẹ liệt sĩ, trong thời gian bà đang ốm.

b. Đồng tình. Trung muốn đạt thành tích vượt trội để góp phần tôn vinh và đại diện cho quê hương trong môn thể thao cầu lông.

c. Đồng tình: Việc Tuyết mong muốn trở thành nghệ nhân nặn tò he và chia sẻ văn hóa dân gian là một cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với những giá trị văn hóa của quê hương.

d. Đồng tình. Khôi đóng góp vào việc giới thiệu và tôn vinh những nhân vật văn hoá nổi tiếng của Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh tích cực về đất nước.

Câu 3: Xử lí tình huống:

Tình huống 1: Trong buổi thảo luận về chủ để Thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, Nam cho rằng, học sinh cần chăm chỉ học tập, rèn đức luyện tài để trở thành người giúp ích cho đất nước. Nga thì cho rằng, học sinh còn nhỏ nên chỉ cần trân trọng, ghi ơn những người tham gia chống giặc ngoại xâm là đủ.

Nếu là thành viên của lớp, em sẽ đưa ra ý kiến của mình như thế nào?

Tính huống 2: Mẹ của Lam là giáo viên xung phong đi giảng dạy ở vùng hải đảo. Lam ở nhà với bà. Các bạn trong lớp đều rất cảm phục và muốn giúp đỡ Lam, nhưng chưa biết phải làm thế nào.

Nếu là thành viên của lớp, em sẽ đề xuất cách gì để giúp đỡ Lam?

Tình huống 3: Nhân kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam, cô giáo lên kế hoạch tổ chức đến thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Các bạn đều rất nhiệt tình, riêng Long không tham gia vì bận đi đá bóng.

Nếu là bạn cùng lớp với Long, em sẽ nói gì với Long?

Giải nhanh:

Tình huống 1: Tôi nghĩ rằng việc học tập và rèn đức luyện tài chỉ là một phần trong việc thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, đất nước. Ngoài việc trân trọng và ghi ơn, chúng ta cũng có thể tham gia các hoạt động tưởng niệm, duy trì và phát huy những giá trị mà những người có công đã xây dựng. Đồng thời, việc phát triển bản thân để trở thành người có ích cho đất nước cũng là một cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với họ."

Tình huống 2: Chúng ta có thể quyên góp sách vở, đồ chơi, hoặc thực phẩm cần thiết và gửi đến Lam và mẹ của Lam ở vùng hải đảo. Đồng thời, chúng ta cũng có thể viết thư, gửi thông điệp cảm ơn và động viên Lam vì sự hy sinh và đóng góp của mẹ mình cho quê hương. 

Tình huống 3: Em sẽ nói với Long : “Bóng đá là một sở thích của cậu và tôi hiểu điều đó. Nhưng cậu có thể xem xét tham gia hoạt động sau khi kết thúc trận đấu hoặc chia sẻ thông điệp cảm ơn và động viên đến các gia đình thương binh, liệt sĩ. Điều đó sẽ mang lại niềm vui và ý nghĩa cho cả cậu và những người nhận được sự quan tâm của chúng ta.”

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bằng việc làm phù hợp (Gợi ý: viết, vẽ tranh, thiết kế áp phích, làm thơ tặng các chú bộ đội ở biên giới, hải đảo nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12).

Giải nhanh:

VẼ TRANH ĐỀ TÀI: LỰC LƯỢNG VŨ TRANG - CHÚ BỘ ĐỘI VÀ EM VẼ TRANH ĐỀ TÀI : CHÚ BỘ ĐỘI HẢI QUÂN - CANH GIỮ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG -  YouTube

Câu 2: Em hãy sưu tầm hình ảnh và đóng góp của một số người có công với quê hương, đất nước mà em đã biết và chia sẻ với các bạn.

Giải nhanh:

a, Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính

b, Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam Vinamilk

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác