Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 10: Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 10: Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn lợi thuỷ sản là:

  • A. Tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người.
  • B. Tài nguyên sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
  • C. Tài nguyên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
  • D. Tài nguyên quốc gia đem lại hiệu quả kinh tế.

Câu 2: Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa:

  • A. Bảo vệ các loại thuỷ sản, đặc biệt các loại thuỷ sản quý, hiếm.
  • B. Bảo vệ nền kinh tế.
  • C. Bảo vệ tài nguyên vô giá của nhân loại.
  • D. Bảo vệ tài nguyên của quốc gia. 

Câu 3: Loài nào sau đây thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm?

  • A. Rùa biển.
  • B. Cá chép.
  • C. Cá chiên.
  • D. Cá quả.

Câu 4: Rùa biển nước ta được bảo tồn chủ yếu ở địa phương nào?

  • A. Vường quốc gia Côn Đảo.
  • B. Vườn quốc gia Cát Bà.
  • C. Vườn quốc gia Cát Tiên.
  • D. Vườn quốc gia Tràm Chim. 

Câu 5: Việt Nam có khoảng bao nhiêu loài sinh vật biển:

  • A. Hơn 10000 loài.
  • B. Hơn 11000 loài.
  • C. Hơn 12000 loài.
  • D. Hơn 13000 loài.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai về các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Bảo vệ khu bảo tồn biển.
  • B. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm.
  • C. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
  • D. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

Câu 7: Có bao nhiêu nhiệm vụ để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

  • A. 7.
  • B. 8.
  • C. 9.
  • D. 10.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai về ý nghĩa của hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta:

  • A. Giúp bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt các loài thuỷ sản quý, hiếm.
  • B. Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực.
  • C. Bảo vệ lợi ích quốc gia.
  • D. Góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.

Câu 9: Nhận định nào sau đây thể hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thuỷ sản.
  • B. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
  • C. Nhân rộng mô hình đồng quản lí nguồn lợi thuỷ sản.
  • D. Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi hải sản. 

Câu 10: Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là:

  • A. Thực hiện bảo vệ và khai thác theo quy định của pháp luật.
  • B. Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
  • C. Xây dựng, ban hành kế hoạch.
  • D. Quy định tiêu chí và ban hành danh mục nghề.

Câu 11: Để bảo vệ nguồn lợi hải sản chúng ta cần:

  • A. Gây ra ô nhiễm môi trường biển.
  • B. Có những giải pháp đồng bộ quyết liệt từ nhà nước, cộng đồng và người dân.
  • C. Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi hải sản.
  • D. Ứng dụng công nghệ hiện đại.

Câu 12: Nhà Thanh ở cạnh khu đầm phá ven biển, đầm này có rất nhiều cá. Thỉnh thoảng bạn Thanh thấy có một nhóm người mang chất nổ đến đánh bắt cá. Sau tiếng nô, cá nổi trắng một khoảng lớn trên mặt đầm. Thanh nên làm gì?

  • A. Làm biển cấm đánh bắt cá.
  • B. Báo cáo với cơ quan chức năng, để xuất biện pháp ngăn chặn.
  • C. Vận động người dân không ăn cá đánh bằng chất nổ.
  • D. Làm ngơ, coi như không biết gì.

Câu 13: Người tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản có mấy nhiệm vụ:

  • A. 6.
  • B. 7.
  • C. 8.
  • D. 9.

Câu 14: Hoạt động khai thác trên biển góp phần:

  • A. đảm bảo quốc phòng, an ninh và giúp khẳng định chủ quyền biển đảo.
  • B. đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản ra thị trường.
  • C. đảm bảo góp phần vào hệ sinh thái.
  • D. đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân.

Câu 15: Ở Việt Nam nghề kéo lưới đóng góp bao nhiêu vào tổng sản lượng khai thác?

  • A. Khoảng 37%.
  • B. Khoảng 38%.
  • C. Khoảng 39%.
  • D. Khoảng 40%.

Câu 16: Thời gian ngâm lưới rê vào khoảng:

  • A. 3 – 5 tiếng.
  • B. 4 – 6 tiếng.
  • C. 5 – 7 tiếng.
  • D. 6 – 8 tiếng.

Câu 17: Phương pháp lưới kéo có tác động gì tới môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Khai thác cá chưa trưởng thành, động vật quý hiếm, tàn phá đáy biển và các hệ sinh thái.
  • B. Gây ra ô nhiễm môi trường biển.
  • C. Mất cân bằng hệ sinh thái biển.
  • D. Khai thác hết động vật quý hiếm.

Câu 18: Phương pháp lưới vây có tác động như nào đối với nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Gây ô nhiễm hệ sinh thái biển.
  • B. Gây suy giảm nguồn lợi thuỷ sản.
  • C. Khai thác hết động vật quý hiếm dưới biển.
  • D. Tàn phá hệ san hô biển.

Câu 19: Chiều dài của lưới rê trôi từ:

  • A. 1 – 15km.
  • B. 2 – 16km.
  • C. 3 – 17km.
  • D. 4 – 18km.

Câu 20: “Khi phát hiện đàn cá, tàu sẽ đỗ ở vị trí thích hợp để thả lưới. Lưới được thả phía ngoài vị trí đàn cá tập trung, thả dần theo vòng tròn và khép kín lưới sao cho lưới vây quanh được đàn cá. Rút giếng đáy, thu lưới để thu bắt cá.”

Đoạn mô tả trên là phương pháp khai thác nào dưới đây:

  • A. Lưới kéo.
  • B. Lưới rê.
  • C. Mành vó.
  • D. Lưới vây.

Câu 21: Phương pháp khai thác bằng lưới rê dựa trên nguyên lí nào?

  • A. Cá bị mắc vào lưới và bị giữ lại.
  • B. Lọc nước lấy cá.
  • C. Cá mắc câu.
  • D. Cá chui vào lồng bẫy.

Câu 22: Phương pháp câu thường sử dụng để câu các loại:

  • A. cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá kiếm biển,…
  • B. Mực, tôm,…
  • C. Bạch tuộc, các loại cá nhỏ,…
  • D. Cá mập, cá heo,…

Câu 23: Sản lượng khai thác nghề lưới vây chiếm bao nhiêu sản lượng khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển?

  • A. Khoảng 10%.
  • B. Khoảng 15%.
  • C. Khoảng 20%.
  • D. Khoảng 25%.

Câu 24: Nhận định nào sau đây là sai về ý nghĩa của hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta?

  • A. Tạo sinh kế, việc làm cho ngư dân ven biển.
  • B. Cung cấp thực phẩm cho con người.
  • C. Giúp khẳng định chủ quyền biển đảo.
  • D. Giảm phát thải khí nhà kính.

Câu 25: Nhận định nào sau đây là sai về nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Xây đập thuỷ điện chắn đường di cư của cá.
  • B. Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá.
  • C. Thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
  • D. Quy định tiêu chí và ban hành danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản, danh mục khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác