Tắt QC

Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hãy lựa chọn đặc điểm cơ bản của giống bò vàng Việt Nam trong các đặc điểm dưới đây

  • A. Có lông vàng, vai u.

  • B. Có lông loang trắng đen hoặc nâu, vai u.

  • C. Có lông vàng và mịn, da mỏng.
  • D. Có lông vàng, tai ngang, sừng dài.

Câu 2: “Dễ kiểm soát dịch bệnh, nhanh lớn, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, cho năng suất cao và ổn định” là

  • A. Ưu điểm của phương thức chăn thả.

  • B. Ưu điểm của phương thức nuôi nhốt (nuôi công nghiệp).
  • C. Nhược điểm của phương pháp nuôi bán chăn thả.

  • D. Ưu điểm của phương pháp nuôi bán chăn thả.

Câu 3: Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng trị bệnh cho gà ?

  • A. Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.

  • B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin.

  • C. Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.

  • D. Cho gà bệnh và gà khỏe ở chung 1 chuồng nuôi.

Câu 4: Em hãy cho biết đặc điểm ngoại hình giống nhau giữa lợn Landrace và lợn Yorkshire là gì ?

  • A. Có thân dài, màu trắng.
  • B. Có thân dài, màu đen.

  • C. Có thân ngắn, màu trắng.

  • D. Có thân ngắn, màu đen.

Câu 5: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác là:

  • A. quy trình về chăn nuôi

  • B. khái niệm về chăn nuôi

  • C. nhiệm vụ của chăn nuôi
  • D. vai trò của chăn nuôi

Câu 6: Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để:

  • A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.

  • B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

  • C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý

  • D. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Câu 7: Giống lợn Đại Bạch là giống được phân loại theo hình thức:

  • A. Theo địa lý

  • B. Theo hướng sản xuất
  • C. Theo mức độ hoàn thiện của giống

  • D. Theo hình thái, ngoại hình

Câu 8: Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào?

  • A. Ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm, miễn dịch của vật nuôi non.
  • B. Ảnh hưởng đến khả năng bú sữa mẹ của vật nuôi non.

  • C. Ảnh hưởng đến khả năng vận động của vật nuôi non.

  • D. Ảnh hưởng đến thời gian vật nuôi non ngủ trong ngày.

Câu 9: Đối với gà, vịt, con trống cần đạt tiêu chuẩn như thế nào?

  • A. Lông óng mượt, màu sặc sỡ.

  • B. Cơ thể to, mạnh mẽ, không quá béo hay quá gầy, nhanh nhẹn.

  • C. Chức năng miễn dịch tốt.

  • D. Tăng trọng tốt.

Câu 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào để vật nuôi non khoẻ mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt?

  • A. Cung cấp thức ăn có đủ dinh dưỡng, sưởi ẩm và giữ vệ sinh
  • B. Kiểm tra định kì thể trọng, tinh dịch của vật nuôi.

  • C. Thường xuyên tắm, chải cho vật nuôi non.

  • D. Cung cấp đủ calcium và các chất dinh dưỡng để tạo trứng.

Câu 11: Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi là làm những công việc gì?

  • A. Vệ sinh chuồng, máng ăn, nước uống.
  • B. Vệ sinh chuồng, tắm, chải.

  • C. Vận động hợp lí.

  • D. Tắm, chải, vệ sinh thức ăn.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi?

  • A. Chăm sóc vật nuôi chu đáo

  • B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin

  • C. Để vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh
  • D. Vệ sinh chuồng nuôi.

Câu 13: Để chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả thì cần chú ý đến những giai đoạn nào?

  • A. Giai đoạn nuôi thai, giai đoạn nuôi con

  • B. Giai đoạn tạo sữa nuôi con, giai đoạn nuôi con

  • C. Giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con
  • D. Giai đoạn nuôi cơ thể mẹ, giai đoạn nuôi con

Câu 14: Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống là gì ?

  • A. Để đàn con có tỉ lệ sống cao đến lúc cai sữa.

  • B. Để đàn con thích nghi với điều kiện sống.

  • C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khỏe mạnh.
  • D. Hệ tiêu hóa của vật nuôi đực giống phát triển hoàn thiện.

Câu 15: Để xử lý được chất thải trong chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi thì cần phải làm gì ?

  • A. Làm nền chuồng bằng đệm lót sinh học, lắp đắt hầm chứa khí biogas.
  • B. Làm nền chuồng bằng phẳng.

  • C. Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo.

  • D. Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.

Câu 16: Chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?

  • A. Vật nuôi phát triển cân đối về ngoại hình.

  • B. Vật nuôi thích nghi với điều kiện sống.

  • C. Vật nuôi khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
  • D. Vật nuôi dễ dàng tiêu thụ thức ăn.

Câu 17: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?

  • A. Nuôi dưỡng.

  • B. Chăm sóc.

  • C. Giá thành sản phẩm.
  • D. Phòng và trị bệnh.

Câu 18: Đặc điểm sinh lí của cơ thể vật nuôi non là đặc điểm nào sau đây?

  • A. Sự điều tiết thân nhiệt hoàn chỉnh.

  • B. Chức năng hệ tiêu hóa hoàn chỉnh.

  • C. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
  • D. Chức năng miễn dịch hoàn chỉnh.

Câu 19: Yếu tố nào không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường sống của vật nuôi?

  • A. Khí hậu.

  • B. Thức ăn.

  • C. Nước uống.
  • D. Chất lượng giống

Câu 20: Câu nào sau đây thể hiện không đúng triển vọng của ngành chăn nuôi ở Việt Nam ?

  • A. Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • B. Chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ.
  • C. Phát triển chăn nuôi hữu cơ.
  • D. Liên kết các khâu trong chăn nuôi, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

Câu 21: Em hãy cho biết nghề bác sĩ thú y trong chăn nuôi có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng

  • B. Chăm sóc, phòng dịch bệnh cho cây trồng.

  • C. Chăm sóc, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng cho vật nuôi.
  • D. Thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi.

Câu 22: Nêu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?

  • A. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

  • B. Phòng và trị bệnh, tăng năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

  • C. Giữ vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.

  • D. Trị bệnh kịp thời cho vật nuôi luôn khỏe mạnh.

Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?

A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
C. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh.
D. Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém.

Câu 24: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

  • A. Cho bú sữa đầu, tập cho ăn sớm để cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • B. Thêm thức ăn như rau tươi, củ quả cho vật nuôi.

  • C. Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh cho vật nuôi non.

  • D. Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm.

Câu 25: Phương thức chăn nuôi bán thả có đặc điểm gì?

  • A. Vật nuôi đi lại tự do, không có chuồng trại.

  • B. Vật nuôi kiếm thức ăn có trong tự nhiên.
  • C. Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự tìm kiếm.

  • D. Vật nuôi chỉ sử dụng thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp.

Câu 26: Những loại vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp?

  • A. Gà, vịt, lợn.
  • B. Trâu, bò.

  • C. Ong.

  • D. Cừu, dê.

Câu 27: Để phân biệt các giống gia cầm, ta dựa vào các đặc điểm nào?

  • A. Khả năng đề kháng dịch bệnh của gia cầm.

  • B. Đặc điểm ngoại hình, tầm vóc, màu lông.

  • C. Khả năng sinh trưởng và phát triển.
  • D. Khả năng sinh sản.

Câu 28: Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi là gì?

  • A. Có kiến thức về kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề.
  • B. Có kiến thức về chăm sóc cây trồng, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề.

  • C. Có kiến thức về các nghề công nghiệp, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề.

  • D. Có kiến thức về dịch vụ, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trắc nhiệm, yêu nghề.

Câu 29: Ý nghĩa của bảo vệ rừng?

  • A. Điều tiết nước

  • B. Nuôi dưỡng đất

  • C. Lưu trữ cacbon

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30: Mục đích bảo vệ rừng:

  • A. Giữ gìn tài nguyên rừng

  • B. Giữ gìn tài nguyên đất rừng

  • C. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 31: Vật nuôi bản địa là:

  • A. Lợn Móng Cái

  • B. Lớn Sóc

  • C. Gà Ri

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 32: Vật nuôi ngoại nhập là:

  • A. Lợn Móng Cái

  • B. Lớn Sóc

  • C. Gà Ri

  • D. Lợn Landrace

Câu 33: Lợn Landrace có nguồn gốc từ:

  • A. Đan Mạch
  • B. Anh

  • C. Hà Lan

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 34: Ở Việt Nam có phương thức chăn nuôi phổ biến nào?

  • A. Nuôi chăn thả tự do

  • B. Nuôi công nghiệp

  • C. Nuôi bán công nghiệp

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Nuôi chăn thả tự do nghĩa là:

  • A. Vật nuôi đi lại tự do, tự kiếm thức ăn
  • B. Vật nuôi được nhốt hoàn toàn

  • C. Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp chăn thả, sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn địa phương có sẵn

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 36: Nuôi bán công nghiệp

  • A. Vật nuôi đi lại tự do, tự kiếm thức ăn

  • B. Vật nuôi được nhốt hoàn toàn

  • C. Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp chăn thả, sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn địa phương có sẵn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Ưu điểm của nuôi chăn thả tự do là:

  • A. Đầu tư thấp
  • B. Năng suất cao

  • C. Kiểm soát dịch bệnh tốt

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 38: Nhược điểm của nuôi công nghiệp:

  • A. Năng suất thấp

  • B. Khó kiểm soát dịch bệnh

  • C. Mức đầu tư cao
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 39: Tác nhân gây bệnh cơ học là:

  • A. Chấn thương

  • B. Nhiệt độ cao
  • C. Ngộ độc acid

  • D. Vi sinh vật

Câu 40: Tác nhân gây bệnh hóa học là:

  • A. Chấn thương

  • B. Nhiệt độ cao

  • C. Ngộ độc acid
  • D. Vi sinh vật


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác