Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở Việt Nam có mấy phương thức chăn nuôi phổ biến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Ở Việt Nam có phương thức chăn nuôi phổ biến nào?
A. Nuôi chăn thả tự do
B. Nuôi công nghiệp
C. Nuôi bán công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Nguyên nhân nào gây bệnh ở vật nuôi?
A. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật.
B. Động vật có sức đề kháng thấp
C. Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Em hãy cho biết, có tác nhân gây bệnh nào?
A. Tác nhân bên ngoài
B. Tác nhân bên trong
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Nuôi trồng thủy sản là nuôi:
A. Cá
B. Tôm
C. Nghêu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Nuôi trồng thủy sản được áp dụng ở vùng nước nào sau đây?
A. Nước ngọt
B. Nước lợ
C. Nước mặn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Tại sao phải quản lí môi trường ao nuôi?
A. Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường
B. Tăng sức khỏe
C. Tránh gây sốc cho động vật thủy sản
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Có mấy đặc tính của môi trường nước ao nuôi thủy sản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản là:
A. Chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp
B. Hoạt động sản xuất công nghiệp
C. Nước thải sinh hoạt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Có mấy biện pháp chính bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Biện pháp thứ sáu để kiểm soát môi trường nuôi thủy sản là:
A. Thực hiện chế độ ăn hợp lí
B. Sử dụng hóa chất
C. Sử dụng chế phẩm sinh học
D. Lọc sinh học
Câu 12: Biện pháp xử lí môi trường nước nào sau đây thuộc phương pháp cơ học?
A. Sử dụng ao lắng
B. Sử dụng chế phẩm sinh học
C. Sử dụng chlorine
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Trong chăn nuôi có ngành nghề nào phổ biến?
A. Nghề chăn nuôi
B. Nghề thú y
C. Nghề chọn tạo giống vật nuôi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Nghề chăn nuôi:
A. Thực hiện các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi, quản lí hoạt động chăn nuôi và đưa ra hướng dẫn kĩ thuật.
B. Thực hiện công việc bảo vệ sức khỏe vật nuôi thông qua phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.
C. Thực hiện việc nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Công việc cần làm khi nuôi dưỡng vật nuôi non là gì?
A. Cho vật nuôi non bú sữa đầu
B. Tập ăn sớm các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 16: Chăm sóc vật nuôi non cần thực hiện công việc nào?
A. Giữ ấm cơ thể
B. Cho vật nuôi vận động, tắm nắng
C. Tiêm vắc xin và vệ sinh phòng bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân cơ học?
A. Chấn thương
B. Tia phóng xạ
C. Thuốc trừ sâu
D. Vi rút
Câu 18: Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân lí học?
A. Chấn thương
B. Tia phóng xạ
C. Thuốc trừ sâu
D. Vi rút
Câu 19: Thực phẩm từ nuôi trồng thủy sản có chứa:
A. Đạm
B. Acid béo omega - 3
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 20: Nuôi trồng thủy sản cung cấp:
A. Thực phẩm
B. Nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
C. Nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Nguyên nhân làm suy giảm nguồn lượi thủy sản là:
A. Khai thá thủy sản quá mức
B. Sử dụng ngư cụ cấm
C. Khai thác thủy sản mang tính hủy diệt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22: Nhiệt độ của nước sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào của động vật thủy sản?
A. Sinh trưởng
B. Sinh sản
C. Phát sinh dịch bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Người ta cần cho cá ăn mấy lần trong ngày?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?
A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.
B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.
C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm
D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.
Câu 25: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức chăn nuôi thả tự do?
A. Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
B. Có mức đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên
C. Cho năng suất và khó kiểm soát dịch bệnh
D. Con vật được nuôi trong chuồng kết hợp với chăn thả.
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 27: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc non?
A. Cho vật nuôi bú sữa đầu.
B. Tập cho con vật biết cày kéo.
C. Tập ăn sớm với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
D. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
Câu 28: Các nội dung chính về kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc cần dự kiến khi nuôi thả vườn một loại vật nuôi gồm
A. Chuẩn bị chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi.
B. Chọn con giống
C. Nuôi dưỡng và chăm sóc
D. Quản lí chất thải
E. Tất cả các đáp án trên
Câu 29: Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.
B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.
C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.
Câu 30: Ý nào dưới đây là một trong những yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm giai đoạn đẻ trứng?
A. Con vật lớn nhanh và cho nhiều thịt
B. Gia cầm có năng suất và sức bền đẻ trứng cao
C. Cho chất lượng thịt tốt
D. Có khả năng thụ thai cao
Câu 31: Yêu cầu khi chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn nuôi con ở gia súc là?
A. Không quá béo, không quá gầy
B. Khỏe mạnh để nuôi thai, có nhiều sữa và con sinh ra khỏe mạnh
C. Gia súc mẹ có nhiều sữa và chất lượng sữa tốt, cơ thể mẹ khỏe mạnh sau kì sinh sản.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 33: Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam là:
A. Thủy sản nước mặn
B. Thủy sản nước lợ
C. Thủy sản nước ngọt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 34: Collagen được sản xuất từ nguyên liệu nào?
A. Xương cá
B. Thịt cá
C. Da cá
D. Mỡ cá
Câu 35: Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?
A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.
B. Tăng năng suất cá nuôi.
C. Dễ cải tạo tu bổ ao.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 36: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ cá trong ao là:
A. Cho sản phẩm tập trung.
B. Chi phí đánh bắt cao.
C. Năng suất bị hạn chế.
D. Khó cải tạo, tu bổ ao.
Câu 37: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?
A. Cho lượng thức ăn ít
B. Cho lượng thức ăn nhiều
C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.
Câu 38: Lượng thức ăn cho cá ăn như thế nào là phù hợp?
A. Khoảng 1% - 3% khối lượng cá trong ao.
B. Khoảng 3% - 5% khối lượng cá trong ao.
C. Khoảng 5% - 7% khối lượng cá trong ao.
D. Khoảng 7% - 9% khối lượng cá trong ao.
Câu 39: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?
A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi.
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá.
C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi.
D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.
Câu 40: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
D. Nước ao bị đục.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì II
Bình luận